Rủi ro tiềm ẩn khi khởi nghiệp bằng tiền tiết kiệm cá nhân
Khởi nghiệp luôn đòi hỏi một số vốn nhất định. Nếu bạn muốn thuê mặt bằng mở cửa hàng đơn thuần, chi phí đôi khi lên đến hàng nghìn USD và nếu bạn cần một cơ sở hạ tầng chuyên sâu, con số có thể là mức dương vô cùng. Tất nhiên, bạn cũng có thể bắt đầu kinh doanh chỉ với vài nghìn USD. Đó là lựa chọn của bạn.
Tuy nhiên, dù kế hoạch là gì, các nhà khởi nghiệp vẫn có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị khoản tiền này. Vay vốn để trang trải phần lớn chi phí, hợp tác với các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc chuyên nghiệp, huy động vốn từ cộng đồng hoặc tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân là các lựa chọn phổ biến hiện nay.
Hiện nay, nhiều người có ước mơ khởi nghiệp lại mong muốn sử dụng khoản tiền tiết kiệm cá nhân trong thời gian làm việc toàn thời gian để tự tài trợ cho bản thân nhằm tránh các khoản lãi suất hoặc ràng buộc. Liệu đây có phải một ý tưởng khả quan?
Lợi thế khi sử dụng tài khoản tiết kiệm cá nhân
Lợi ích khi bạn sử dụng khoản tiền sẵn có cho mục đích khởi nghiệp là rất lớn. Chúng ta có thể điểm sơ qua:
- Giảm lãi suất. Nếu bạn vay nợ một khoản tiền từ ngân hàng hoặc một công ty tín dụng để đầu tư, bạn sẽ phải trả lãi suất từ khoản tiền gốc. Lãi suất kép là một trong những yếu tố hàng đầu khiến chúng ta nghèo hơn mỗi ngày. Dùng tiền cá nhân là một biện pháp tuyệt vời để tránh được cái bẫy này.
- Tỉ lệ sở hữu lớn hơn. Chấp nhận tài trợ từ các nhà đầu tư thường đồng nghĩa với việc cổ phần của bạn sẽ giảm. Bạn không cần phải làm điều này nếu khởi động dự án một mình.
- Khởi nghiệp nhanh hơn. Việc xử lí các khoản vay và chính thức hóa các giao dịch đầu tư có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Nếu bạn muốn bắt đầu càng nhanh càng tốt, nguồn tiền cá nhân có thể giúp bạn xây dựng động lực đó.
Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy xem xét thêm một số khía cạnh khác.
Ảnh hưởng tới tài chính cá nhân
Hãy nghĩ về việc sử dụng tài khoản tiết kiệm sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tài chính cá nhân của bạn cũng như tới tương lai của bạn. Nhìn chung, khi bạn có sẵn nhiều khoản tiết kiệm cá nhân thì bạn càng ít phải lo lắng về khía cạnh này.
Ví dụ, nếu giá trị tài sản ròng của bạn là 1,7 triệu USD, bạn có thể sử dụng 35.000 USD cho dự án khởi nghiệp cmà không cần bận tâm nhiều. Nhưng nếu toàn bộ khoản tiết kiệm của bạn chỉ là 35.500 USD và bạn muốn sử dụng 35.000 USD, khoản 500 USD còn lại sẽ đặt bạn vào tình trạng tài chính tồi tệ.
Tuy không có nhiều công thức cứng nhắc nhưng bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc:
- Duy trì quỹ khẩn cấp cá nhân. Dù bạn dành vồn cho khoản kinh doanh nào, hãy để lại tối thiểu 2-3.000 USD cho những trường hợp khẩn cấp.
- Không sử dụng quỹ hưu trí. Các sổ tiết kiệm dài hạn hưởng lợi lớn hơn về thuế và lãi suất. Vì vậy, dù bạn có thể rút tiền từ khoản này nhưng đừng bao giờ làm vậy. Đó chỉ nên là biện pháp cuối cùng.
- Cân nhắc các khoản nợ. Nếu bạn đang có những khoản nợ cá nhân khá lớn, sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân để kinh doanh là quyết định không hợp lí, đặc biệt khi bạn có các lựa chọn tài chính khác.
Ước tính chi phí
Trước khi đổ tiền cá nhân vào khởi nghiệp, hãy thử cân nhắc chi phí chính xác cần đầu tư. Rất nhiều chi phí liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí khởi động và chi phí duy trì.
Nếu bạn đầu tư khoản tiết kiệm cá nhân là 35.000 USD vào công việc kinh doanh, sau đó phát hiện ra rằng sau này bạn cần thêm 10.000 USD hoặc 15.000 USD mỗi tháng để duy trì hoạt động, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sai lầm của bản thân.
Đòn bẩy tài chính và rủi ro tiềm ẩn
Trong quá trình khởi nghiệp, các chuyên gia đã khẳng định lợi ích tuyệt vời của của đòn bẩy tài chính cá nhân và lợi ích của việc giảm thiểu rủi ro khi nhận đầu tư từ một nguồn khác.
Nếu bạn vay hoặc trao quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên thứ hai, bạn sẽ chia nhỏ cổ phần tài chính và do đó, giảm thiểu được phần nào rủi ro. Nếu một nhà đầu tư đóng góp 15.000 USD cho doanh nghiệp của bạn và bạn góp 20.000 USD, thất bại trong kinh doanh sẽ khiến bạn thiệt hại ít hơn nhiều so với tự đầu tư toàn bộ 35.000 USD.
Lưu ý duy nhất ở đây là nếu bạn lựa chọn một khoản vay cá nhân, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả khoản vay đó, ngay cả khi việc kinh doanh thất bại. Đây là lí do tại sao bạn nên vay vốn kinh doanh thay vì chi tiêu cá nhân.
Vậy bạn có nên đầu tư tiền tiết kiệm cá nhân vào dự án khởi nghiệp? Rõ ràng là bạn sẽ không mạo hiểm vốn cá nhân nếu không có một ý tưởng kinh doanh xuất sắc kèm theo kế hoạch hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng chính mình không đặt cược toàn bộ ngân sách cho tuổi già vào một ý tưởng và duy trì một quỹ khẩn cấp cũng như phần tài chính cá nhân còn lại thật hiệu quả.