|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

RCEP có thể được ký kết trước cuối năm nay

18:21 | 02/07/2018
Chia sẻ
Theo Nikkei, các quan chức thương mại đến từ 16 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương hôm Chủ Nhật (1/7) đã nhất trí mục tiêu thống nhất thỏa thuận về Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước cuối năm nay. 
rcep co the duoc thong nhat truoc cuoi nam nay Trung Quốc và ASEAN hướng tới đạt được Hiệp định RCEP
rcep co the duoc thong nhat truoc cuoi nam nay Phó Thủ tướng Thái Lan kêu gọi gia nhập CPTPP và RCEP
rcep co the duoc thong nhat truoc cuoi nam nay Khoảng 60 nền kinh tế đã và đang đàm phán các FTA với Việt Nam

Tuy nhiên, 6 tháng được coi là khoảng thời gian quá ngắn để giải quyết những bất đồng vẫn còn tồn đọng ở một số vấn đề chính.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko và Bộ trưởng Thương mại Singapore ông Chan Chun Sing khẳng định mục tiêu đến cuối năm 2018 đạt được thỏa thuận RCEP.

rcep co the duoc thong nhat truoc cuoi nam nay
RCEP có thể được thống nhất trước cuối năm nay. Ảnh: Nikkei

Các nhà đàm phán sẽ “tập trung nỗ lực nhằm đạt được một gói thỏa thuận trước năm nay”, theo tuyên bố chung của 16 vị bộ trưởng sau cuộc họp. RCEP sẽ bao gồm các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Các nhà đàm phám hàng đầu của RCEP sẽ họp tại Thái Lan vào giữa tháng 7 nhằm thảo luận về vấn đề xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như thiết lập quy tắc cho thương mại tự do. Đến tháng 8, bộ trưởng thương mại các nước sẽ họp tại Singapore nhằm giải quyết các vấn đề yêu cầu phải có quyết định chính trị và tạo ra một thỏa thuận khung để thông qua tại cuộc họp thượng đỉnh dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 11.

RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do với 50% dân số thế giới và 30% giá trị thương mại toàn cầu, lớn hơn nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đã rút hồi tháng 1/2017.

Nhật Bản muốn sử dụng RCEP nhằm đối phó với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ đang ngày một một gia tăng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên tục hối thúc tạo ra một “thị trường thương mại tự do và dựa trên nguyên tắc”.

Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản đẩy mạnh việc đàm phán một thỏa thuận mới với sự tham gia của 11 nước viên còn lại. Tokyo hy vọng rằng với sự tham gia của các nước mới nổi, và tính tự do hóa cao, thỏa thuận mới sẽ đủ sức hấp dẫn để thuyết phục các nước như Trung Quốc và Ấn Độ trong việc hạ rào cản thương mại. Trung Quốc cũng tỏ ra muốn 16 nước thành viên thuộc thỏa thuận thương mại khu vực tham gia trong bối cảnh tổng thống Trump ngày càng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ.

Tuy nhiên, sau 5 năm đám phán, các nước thành viên RCEP mới chỉ thống nhất được 2 trong só 18 khoản của thỏa thuận.

"Nhật Bản và một số nước như Trung Quốc bất đồng quan điểm về thế nào là thương mại tự do", một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay.

Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế đang phát triển khác như Lào đang gặp khó khăn trong việc thống nhất các điều khoản với các nước nhiệt tình ủng hộ RCEP như Nhật Bản. Trong khi đó, một số nước thành viên ASEAN lại ưu tiên đạt được thỏa thuận.

Những lĩnh vực mà các bên còn nhiều bất đồng bao gồm cả thương mại điện tử. Nhật Bản và Australia muốn dữ liệu tự do chia sẻ xuyên biên giới nhưng Trung Quốc lại muốn nhà nước quản lý vấn đề này. Trong khi Nhật Bản yêu cầu phải có quy định nghiêm ngặt quản lý quyền sở hữu trí tuệ thì Ấn Độ lại muốn luật lệ lĩnh vực này trở nên thông thoáng hơn.

Vấn đề chuyển dịch lao động cũng là đề tài gây tranh cãi. Ấn Độ muốn các tài năng công nghệ được làm việc ở nước ngoài trong khi các nước ASEAN lại muốn bảo vệ việc làm trong nước.

Nếu các nước thành viên RCEP không đạt thỏa thuận trong năm nay, các diễn biến chính trị ở ASEAN có thể là rào cản trong nỗ lực đạt thỏa thuận trong năm 2019. Chính quyền quân sự của Thái Lan dự kiến sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 2 năm sau, trong khi cuộc bầu cử Tổng thống ở Indonesia sẽ diễn ra vào tháng 4/2019.

Xem thêm

Đức Quỳnh