|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Quốc gia nào sẽ cần nước Mỹ?

08:00 | 19/11/2017
Chia sẻ
Làm sống lại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại giữa 12 quốc gia xung quanh Vành đai Thái Bình Dương, cơ bản là điều không thể. Để có hiệu lực trở lại, cần các thành viên chiếm ít nhất 85% tổng GDP của hiệp định này thông qua.

quoc gia nao se can nuoc my

Ảnh: AP

3 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Donald Trump đã thông báo rằng nước Mỹ sẽ rời khỏi TPP. Với thành viên chiếm 60% GDP của thỏa thuận rời đi, TPP tan rã.

Tuy nhiên vào ngày 11 /11, một thỏa thuân khác bắt đầu hình thành dựa trên thỏa thuận cũ, được gọi với cái tên mới - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bộ trưởng của 11 quốc gia thành viên đã đưa ra một tuyên bố chung rằng họ đã đồng thuận về những yếu tố cốt lõi của thỏa thuận, và thể hiện cam kết vững chắc của họ đối với các thị trường mở. Một biểu tượng chính trị mạnh mẽ, khi Mỹ rời đi, sẽ có những quốc gia khác sẽ thay thế.

Mặc dù vây, vẫn có khá xa khi CPTPP mới được hoàn thiện. Sự thật bất tiện này không gây ngạc nhiên. Khởi động lại thỏa thuận mà không có thành viên lớn nhất vẫn luôn là điều khó khăn. Không có Mỹ, những thỏa thuận trong TPP cũ dường như không có giá trị. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào để đàm phán lại với đầy đủ thành viên có thể gây rủi ro toàn bộ thỏa thuận. Nếu một số quốc gia sử dụng cơ hội này để đạt được những thỏa thuận thương mại mới trong khu vực mình ưu ái, những nước khác có thể phản bác lại và các cuộc đàm phán có thể rơi vào chủ nghĩa bảo hộ.

Một số vấn đề chưa được giải quyết phản ánh những thách thức này. Malaysia muốn có thêm thời gian để điều chỉnh các quy tắc quản lý doanh nghiệp nhà nước của mình. Brunei muốn có một cách tiếp cận khôn ngoan hơn cho ngành than của quốc gia này. Trong khi Việt Nam, nơi có cơ hội tiếp cận thị trường may mặc của Mỹ, muốn có nhiều thời gian hơn trước khi có thể phải đối mặt với những lệnh trừng phạt vì vi phạm luật lao động của thỏa thuận.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng thương mại Mexico và Canada có một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, khi còn phải tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Bất cứ điều gì Mexico và Canada thừa nhận trong TPP có thể không sử dụng được, khi có các cuộc đàm phán riêng với ông Trump. Những cuộc đàm phán về TPP đã diễn ra một cách ngoạn mục vào ngày 10/11 khi dường như thoả thuận đã đạt được, nhưng Canada đã lùi bước. (Theo Wendy Cutler, một nhà đàm phán của Mỹ tại TPP, các chiến thuật như vậy không phải là điều bất thường). Canada muốn tiếp cận tốt hơn với thị trường ô tô Nhật Bản và lo ngại một thỏa thuận CPTPP về ô tô sẽ làm phức tạp thêm những vấn đề chính trị của các cuộc đàm phán NAFTA. Đồng thời, họ cũng muốn tự do hơn nữa để buộc các công ty phải phát triển văn hoá Canada.

Về phần mình, các nhà đàm phán Nhật Bản rất muốn tạo ra động lực để Mỹ tham gia CPTPP trong tương lai. Một số quy tắc ban đầu có thể mang lại lợi ích cho Mỹ ngay cả khi không tham gia vào thỏa thuận, thúc đẩy Mỹ tham gia lại. Tuy nhiên, việc loại bỏ quá nhiều quy định có thể làm lợi ích ban đầu biến mất.

Bên cạnh các vấn đề vẫn còn đang được thảo luận, tuyên bố cấp bộ trưởng đã liệt kê 20 quy định bị bỏ đi từ hiệp ước ban đầu. Những quy tắc mang lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa, một phần cho các công ty Mỹ như DHL và Federal Express, sẽ bị tạm ngừng. Tương tự, quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Nếu Mỹ muốn tham gia lại thì lý thuyết có thể đàm phán những điều khoản này để có hiệu lực trở lại). Những quy định về cạnh tranh cho phép nhà đầu tư đưa chính phủ các nước ra tòa đã bị thu hẹp phạm vi. Và các quốc gia có thể buộc nhà đầu tư ký những thoả thuận từ bỏ quyền kiện của họ theo CPTPP.

quoc gia nao se can nuoc my

Bất chấp những khó khăn này, cho đến nay, CPTPP nhìn chung tương tự như thỏa thuận cũ. Có vẻ như thỏa thuận mới sẽ bảo vệ sự tiếp cận thị trường như đã được thỏa thuận trong TPP. Và mặc dù sự khác biệt vẫn còn tồn tại, họ có vể sẽ không dừng lại. Sự vắng mặt của nước Mỹ làm giảm lợi ích kinh tế từ thỏa thuận này nhưng không loại bỏ chúng (xem biểu đồ trên). Việc từ bỏ hiệp định sẽ làm lãng phí mất nhiều năm đàm phán, cũng như cơ hội để nâng tầm các thỏa thuận thương mại hiện tại và thúc đẩy cải cách kinh tế. Theo kế hoạch, các bên sẽ cố gắng hoàn thiện CPTPP vào quý I/2018. Ngay cả khi Mỹ đã bác bỏ các quy tắc riêng của mình, những quốc gia khác vẫn nhìn thấy giá trị trong đó.

Lyly Cao