Quản lý bán hàng để tăng doanh số trong mùa dịch
Mới đây, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã tổ chức talkshow trực tuyến với chủ đề "Chuyển đổi số Sales & Marketing cho doanh nghiệp SME" với sự tham gia của các diễn giả đến từ các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam. Sức nóng của hội thảo đã thu hút được gần 1000 chủ doanh nghiệp/CEO, các nhà quản lý bộ phận Sales và Marketing tham gia để tìm hướng đi cho bài toán quản lý bán hàng hiệu quả trong mùa dịch.
Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc thường trực MISA – người có hơn 15 năm trực tiếp điều hành hoạt động Sales và Marketing tại MISA với số lượng nhân sự Sale và Marketing hiện nay lên tới trên 1000 người. Ông Quang cùng với đội ngũ MISA đã hỗ trợ, tư vấn triển khai giải pháp chuyển đổi số cho hơn 150.000 doanh nghiệp, trên 30.000 nhà hàng, cửa hàng.
Tại sự kiện, ông Quang đã chia sẻ những câu chuyện thực tế từ chính MISA và khách hàng của mình trong quá trình ứng dụng hệ thống CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) vào hoạt động kinh doanh, quản lý bán hàng, tối ưu doanh số, đặc biệt là trong mùa dịch.
Ông Quang chỉ ra nhóm 5 vấn đề thường gặp nhất trong hoạt động quản lý bán hàng tại các doanh nghiệp mà MISA tư vấn triển khai giải pháp. (Đồ hoạ: MISA).
Ông Quang cho biết hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang quản lý bằng các công cụ truyền thống là excel và trao đổi, báo cáo bằng email, công cụ nhắn tin thay vì dùng phần mềm quản lý khách hàng chuẩn hóa. Điều này gây ra tình trạng thiếu bảo mật thông tin khách hàng, khi nhân viên kinh doanh nghỉ việc có thể bị mất toàn bộ danh sách.
Đồng thời, doanh nghiệp thường bị thiếu hụt dữ liệu trong quá trình bán hàng, không có thống kê liên quan tới tỷ lệ thắng/thua, lý do tại sao khách hàng từ chối hay khâu nào trong quy trình đang để lỡ khách nhiều nhất… Khi những thông tin này không được quản lý một cách hệ thống khiến cho nhà quản lý khó phát hiện được "điểm nóng", điều chỉnh kịp thời và đưa ra được chiến lược phù hợp để cải thiện doanh số.
Gợi ý lời giải cho bài toán trên, ông Quang chia sẻ: "Chính tại MISA cũng từng trải qua vấn đề trong công tác này nên trên cơ sở thấu hiểu vấn đề khách hàng gặp phải, MISA đã phát triển ứng dụng về quản lý bán hàng và đưa vào sử dụng để tối ưu công cụ trước khi tư vấn, triển khai cho khách hàng".
AMIS Bán hàng giúp quản lý danh sách khách hàng một cách có hệ thống. (Đồ hoạ: MISA).
Cụ thể, ông Quang chia sẻ về hệ thống AMIS Bán hàng – một ứng dụng nằm trong Nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Hệ thống này cung cấp cho người dùng một nơi lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng, lịch sử trao đổi, giao dịch của khách từ khâu tiếp cận cho tới khi chốt đơn thành công hoặc thất bại.
Từ đó, cung cấp cho nhà quản lý các dữ liệu chi tiết về vòng đời kinh doanh của khách, lý do thất bại nằm ở khâu nào và tại sao. Khi dữ liệu được thống kê định kỳ sẽ cho nhà quản lý báo cáo trực quan để xử lý kịp thời các vấn đề, đưa ra kịch bản tư vấn bán hàng tăng được tỷ lệ thắng cao hơn.
Các báo cáo trực quan từ hệ thống AMIS Bán hàng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra điều chỉnh chiến lược bán kịp thời, chính xác. (Đồ hoạ: MISA).
Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA cũng nhấn mạnh: "Không có một hoạt động nào của doanh nghiệp nằm độc lập với các hoạt động còn lại. Đặc biệt, hoạt động bán hàng càng cần sự kết nối chặt chẽ với các bộ phận liên quan, từ kế toán để ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn nhanh chóng cho khách hàng; kết nối marketing để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hay với hệ thống nhân sự để ghi nhận thành tích, tính lương thưởng tự động cho nhân viên kinh doanh…".
MISA AMIS liên kết chặt chẽ hệ thống nội bộ và tích hợp hàng chục đối tác bên ngoài doanh nghiệp. (Đồ hoạ: MISA).
Thay vì phải nhập liệu thủ công gây ra chậm trễ hay sai lệch như trước, AMIS Bán hàng sẽ tự động hóa các hoạt động ghi nhận dữ liệu này nhờ vào việc tích hợp chặt chẽ các phần mềm khác trong doanh nghiệp. Ngoài các hệ thống trong và ngoài doanh nghiệp có sẵn, phần mềm này cũng mở cổng API (Giao tiếp lập trình ứng dụng mở) để doanh nghiệp có thể kết nối thêm bất kỳ ứng dụng của đối tác nào mà doanh nghiệp cần.
Việc dịch chuyển quy trình bán hàng hoàn toàn tập trung trên một hệ thống không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp các dữ liệu thiết thực về hoạt động bán hàng mà còn là giải pháp tối ưu được hoạt động này trong mùa dịch. Khi giãn cách, việc báo cáo công việc của nhân viên sẽ dễ dàng hơn nhờ cập nhật lên hệ thống. Đồng thời, chỉ cần theo dõi báo cáo trên phần mềm, nhà quản lý cũng dễ dàng có sự hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời để gia tăng cơ hội thành công cho các giao dịch. Từ đó giúp hoạt động bán hàng không bị gián đoạn và hiệu quả hơn trong mùa dịch.
Tìm hiểu thêm về công cụ quản lý bán hàng và các chính sách ưu đãi tại đây.