|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quản lí chất lượng công trình thủy điện còn nhiều bất cập

07:45 | 31/10/2018
Chia sẻ
Tại các Sở Công Thương chưa có hoặc có ít cán bộ có chuyên môn cần thiết liên quan đến công tác quản lí chất lượng công trình xây dựng như: thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông,... dẫn đến công tác quản lí chất lượng công trình từ khâu thẩm định thiết kế đến việc tổ chức, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu.
quan li chat luong cong trinh thuy dien con nhieu bat cap Vừa xảy ra trận động đất thứ 74 gần thủy điện Sông Tranh 2

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian qua, Bộ đã chủ trì phối hợp với các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lào Cai, Hà Giang và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định về quản lí chất lượng công trình trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lí an toàn.

Đồng thời, Bộ cùng các đơn vị giải quyết sự cố khi thi công công trình và cam kết về môi trường đối với các dự án/công trình thủy điện như: An Khê - Ka Nak (173 MW); Sông Bung 2 (100 MW); Bắc Mê (45 MW)...

quan li chat luong cong trinh thuy dien con nhieu bat cap
Quản lí chất lượng công trình thủy điện còn nhiều bất cập

Kết quả cho thấy, nhìn chung, công tác quản lí chất lượng xây dựng đã từng bước được nâng cao.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, việc điều chỉnh quy mô, thay đổi thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công so với Hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền tham gia ý kiến.

Chủ đầu tư các dự án thủy điện đã nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật, đã ý thức về việc tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm đầu tư xây dựng thủy điện cho nên việc quản lí chất lượng xây dựng công trình được ngày càng được cải thiện.

Mặt khác, trong quá trình thi công chủ đầu tư các dự án thủy điện đã thường xuyên báo cáo đầy đủ tình hình triển khai xây dựng cho các cơ quan chức năng theo quy định.

Đối với Nhà máy thủy điện Hạ Rào Quán thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị kiểm tra, đánh giá toàn diện về công tác đảm bảo an toàn trong vận hành đối với các hạng mục công trình của thủy điện Hạ Rào Quán (đặc biệt là an toàn chống lũ đối với nhà máy), các điều kiện đảm bảo an toàn về sản xuất và cung cấp điện lên lưới điện quốc gia…

Đồng thời, các đơn vị chỉ đạo chủ đầu tư các dự án khẩn trương lập phương án thiết kế đảm bảo an toàn cho nhà máy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện trước mùa mưa lũ năm 2019.

Đối với sự cố hầm dẫn dòng thi công Công trình thủy điện Sông Bung 2 tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình theo quy định, xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn công trình.

Bộ Công Thương đã nghiêm túc tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố nêu trên.

Hiện nay, việc phân cấp để quản lí chất lượng công trình vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được khắc phục.

Tại các Sở Công Thương chưa có hoặc có ít cán bộ có chuyên môn cần thiết liên quan đến công tác quản lí chất lượng công trình xây dựng như: thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông,... dẫn đến công tác quản lí chất lượng công trình từ khâu thẩm định thiết kế đến việc tổ chức, thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu.

Việc phối hợp với chủ đầu tư và các chuyên gia, đơn vị tư vần còn nhiều hạn chế, chưa theo đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Kính phí chi trả cho các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn thẩm tra có kinh nghiệm còn thấp, hơn nữa hầu hết dự án thủy điện là thuộc khu vực miền núi, đi lại khó khăn, cách xa các trung tâm thành phố.

Trong khi đó, đa phần đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm thì chủ yếu ở Hà Nội, TP HCM, Nha Trang,.. nên không thực sự quan tâm đến việc thẩm tra do kinh phí cho công tác này không nhiều, trong khi phải chi phí cho việc đi lại, ăn ở,...phục vụ khảo sát, thu thập tài liệu, báo cáo kết quả thẩm tra.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.