|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch

14:15 | 25/04/2020
Chia sẻ
Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, ông Sơn sáng tạo ra các vách ngăn trên bàn. Việc này đảm bảo một khách ngồi vừa, không chạm mặt trực tiếp với người đối diện hay bên cạnh.
Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 1.

Từ ngày 23/4, các cửa hàng ăn uống được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Để phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Đức Sơn (55 tuổi), chủ một hàng cơm bụi tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã sáng tạo ra phương pháp ngồi "cách ly" giữa các khách tại quán.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 2.

Ông Sơn giới thiệu sản phẩm tự mình nghĩ ra. Mỗi bàn sẽ có các tấm mika nhựa trắng trong suốt, được chia thành 4 ô cách biệt hoàn toàn. Vị chủ quán thiết kế kích thước đảm bảo cho khách ngồi thoải mái trong các ngăn.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 3.

"Tôi bật ra ý tưởng trước khi quán được phép hoạt động trở lại. Nhân viên quán, người thân và tôi đã trực tiếp làm ra các tấm vách ngăn này. Chi phí rẻ, dễ làm nhưng lại đảm bảo khách không tiếp xúc trực tiếp khi phải bỏ khẩu trang để ăn", ông Sơn nói. Tổng chi phí nguyên liệu làm vách ngăn cho toàn bộ cửa hàng gồm 10 bàn ăn khoảng gần 2 triệu đồng.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 4.

Chủ quán than thở 2 ngày qua lượng khách vô cùng ít, hiếm khi khách ngồi được nửa số bàn. Trong ảnh là 2 vị khách hiếm hoi ngồi ăn tại quán. Hầu hết mọi người chọn mua cơm về nhà ăn.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 5.

Anh Phương và chị Quyên (trong ảnh) đi dọc con phố Phủ Doãn tìm hàng ăn và chọn quán của ông Sơn vì an toàn, sạch sẽ. "Tôi thấy chủ quán rất cẩn thận khi chuẩn bị các tấm ngăn như vậy. Tôi cảm thấy hơi chướng mắt nhưng cũng là một trải nghiệm thú vị", anh Phương nói.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 6.

Quán ăn đìu hiu, vắng vẻ trong khoảng thời gian "vàng". Zing ghi nhận thời điểm từ 18h30 - 19h30, chỉ có 3 khách vào ăn trực tiếp tại quán, còn lại là những suất ăn mang về.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 7.

Ngay sau khi khách ăn xong, nhân viên quán sẽ dọn bát đĩa và dùng nước tẩy rửa lau sạch 3 phía của tấm ngăn và bàn ăn.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 8.

Bên ngoài cửa, ông Sơn cũng chuẩn bị sẵn nước rửa tay khô cho khách.

Quán cơm lập tấm ngăn giữa mỗi khách ăn để phòng, chống dịch - Ảnh 9.

Cơ quan chức năng phường Hàng Trống đánh giá phương pháp này của quán ông Sơn rất sáng tạo và đáng hoan nghênh. Do quán cơm này nằm đối diện cổng bệnh viện Việt Đức nên lượng khách hàng ngày rất đông. Thời gian tới khi lượng khách ăn trở lại như bình thường, các tấm mika này sẽ phát huy tác dụng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hải Nam

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.