PMI Việt Nam tháng 10 đạt 53,9 điểm, mức độ lạc quan dưới mức trung bình của lịch sử
PMI tăng nhẹ lên 53,9 điểm trong tháng 5, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng kỷ lục | |
PMI tháng 3/2018 của Việt Nam giảm về 51,6 điểm, sản lượng sản xuất tăng nhẹ |
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất đạt đã tăng từ mức thấp của mười tháng là 51,5 điểm trong tháng 9 lên 53,9 điểm trong tháng 10.
Điều này thể hiện sự cải thiện mạnh mẽ nhất của sức khỏe lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 7. Tất cả năm thành phần của chỉ số PMI đều góp phần cải thiện sức khỏe lĩnh vực sản xuất vào đầu quý 4 năm 2018.
Lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh
Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng đáng kể và với tốc độ nhanh hơn tháng 9 nhờ sự hỗ trợ của nhu cầu mạnh lên ở trong nước và nước ngoài. Trên thực tế, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng khi các công ty được hưởng lợi từ việc mở rộng các thị trường mới và lượng khách hàng lớn hơn.
Tiếp theo đó, các nhà sản xuất đã gia tăng sản xuất trong 11 tháng liên tiếp, với mức độ mạnh nhất kể từ tháng 7. Mặc dù doanh thu bán hàng tăng, các nhà sản xuất đã có thể kiểm soát được khối lượng công việc như đã được thể hiện qua tình trạng lượng công việc chưa thực hiện tiếp tục giảm.
Một nhân tố hỗ trợ làm giảm lượng công việc tồn đọng là các công ty thuê thêm nhân công. Việc làm không chỉ đã tăng tháng thứ 31 liên tiếp mà còn tăng thành mức cao nhất kể từ tháng 7. Theo những người tham gia khảo sát, việc làm tăng là nhờ có các dòng sản phẩm mới và lực cầu mạnh.
Các nhà sản xuất Việt Nam cũng gia tăng lượng hàng hóa nguyên vật liệu và bán thành phẩm, khi hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh với tốc độ nhanh hơn tháng 9. Nhu cầu cao về nguyên vật liệu đã tạo áp lực lên chuỗi cung ứng như được thể hiện qua việc thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục tăng.
Mức độ lạc quan tích cực dưới mức trung bình của lịch sử chỉ số
Lượng hàng mua tăng đã giúp các công ty tăng hàng tồn kho. Tồn kho hàng hóa đầu vào đã tăng đáng kể trong tháng 10, với tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ khi hoạt động khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.
Tương tự như vậy, tồn kho hàng thành phẩm đã tăng mạnh và với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm rưỡi. Mặc dù chi phí đầu vào tiếp tục tăng, tốc độ tăng đã giảm thành mức yếu nhất trong 15 tháng, từ đó khuyến khích một số nhà sản xuất giảm giá cả đầu ra và một số khác giữ giá cả đầu ra không đổi.
Giá cả đầu ra trong lĩnh vực sản xuất đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm là nhẹ. Các nhà sản xuất ở Việt Nam kỳ vọng đa dạng hóa sản phẩm, lực cầu mạnh và các mục tiêu đặt ra để tăng sản lượng trong thời gian 12 tháng tới. Tuy nhiên, mức độ lạc quan tích cực nói chung đã giảm trong tháng 10 và nằm dưới mức trung bình của lịch sử chỉ số.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, nói: “Các nhà sản xuất Việt Nam đã bớt lo lắng về sự giảm sút kéo dài trong ngành, khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng mạnh hơn trong tháng 10. Thành công của các công ty trong việc tiếp tục duy trì mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới mặc dù có các dấu hiệu nhu cầu yếu đi trên thị trường thế giới giúp họ thuận lợi hơn khi sắp hết năm". |