|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PMI sản xuất tháng 5 của Trung Quốc chỉ ra dấu hiệu xấu về nền kinh tế

15:52 | 31/05/2019
Chia sẻ
Dựa theo chỉ số PMI sản xuất được công bố hôm 31/5, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã thu hẹp mạnh hơn dự báo trong tháng này do cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng khốc liệt hơn.
PMI sản xuất của Trung Quốc chỉ ra dấu hiệu xấu về nền kinh tế  - Ảnh 1.

Chỉ số PMI là một cuộc khảo sát về môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu này cung cấp cái nhìn đầu tiên về hiện trạng của nền kinh tế, bởi nó thường nằm trong nhóm các chỉ số kinh tế quan trọng đầu tiên được công bố mỗi tháng. (Ảnh: AFP)

Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc hôm 31/5, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã thu hẹp hơn dự kiến vào tháng 5 do cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc leo thang.

Chỉ số PMI sản xuất chính thức cho tháng 5 ghi nhận ở mức 49,4, thấp hơn con số dự kiến 49,9 mà các nhà kinh tế học dự báo trong thăm dò do Reuters thực hiện. Chỉ số này trong tháng 4 là 50,1.

Dữ liệu PMI trên 50 cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng, trong khi dưới mức 50 chỉ ra tín hiệu suy yếu.

Chỉ số PMI không thuộc lĩnh vực sản xuất chính thức cho tháng 5 là 54,3, không thay đổi so với một tháng trước đó.

Chỉ số PMI là một cuộc khảo sát về môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu này cung cấp cái nhìn đầu tiên về hiện trạng của nền kinh tế, bởi nó thường nằm trong nhóm các chỉ số kinh tế quan trọng đầu tiên được công bố mỗi tháng.

Đối với Trung Quốc, PMI là một trong những chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tư toàn cầu theo dõi chặt chẽ nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất ổn trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước tỉ dân chững lại và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra.

"Rõ ràng, mối quan tâm của giới đầu tư hiện đang chuyển từ việc sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc có bền vững hay không sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang suy yếu nhanh đến đâu", ông Jian Chang, nhà kinh tế trưởng về vấn đề Trung Quốc tại công ty tài chính Barclays (khu vực châu Á - Thái Bình Dương), cho hay.

Đợt tăng thuế quan gần đây nhất của Mỹ "rõ ràng đóng một vai trò trong việc số lượng đơn hàng, nhu cầu và tình cảm đầu tư cũng như niềm tin người tiêu dùng Trung Quốc giảm, CNBC dẫn lời ông Chang.

Barclays dự đoán, cuộc chiến thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bế tắc trong thời gian dài bởi Chính phủ Trung Quốc đang cảnh giác cao độ trong vấn đề đưa ra chính sách nhằm ổn định tăng trưởng và tình cảm đầu tư.

"Chỉ số PMI chính thức cho thấy tăng trưởng vẫn chịu áp lực, tương đồng với quan điểm của Barclays rằng vẫn còn một số rủi ro bất lợi đối với hoạt động sản xuất trong ngắn hạn", bà Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cao cấp về vấn đề Trung Quốc tại doanh nghiệp tư vấn Capital Economics.

Mặc dù nhiều nhà phân tích tin rằng cần có nhiều biện pháp kích thích hơn để hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc do bất ổn bên ngoài làm lu mờ triển vọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quan chức cao cấp của Ngân hàng Dân dân Trung Quốc cho hay hôm 30/5. Theo đó, người này nhận định tốc độ tăng lãi suất tương đối chậm sẽ đủ để duy trì hoạt động kinh tế.

Khảo sát PMI chính thức thường thăm dò loạt doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước. Còn chỉ số Caixin, một khảo sát riêng khác, sẽ được thực hiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chỉ số Caixin PMI dự kiến được công bố vào ngày 3/6. 

Trần Nam Thi

Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 300 tỷ đồng phiên VN-Index tăng điểm diện rộng
NĐT nước ngoài có phiên mua ròng thứ hai liên tục với quy mô 294 tỷ đồng. Giao dịch giải ngân chủ yếu tập trung trên HOSE với hơn 243 tỷ đồng.