Philippines muốn đánh thuế những người cày tiền ảo từ Axie Infinity
"Bất cứ ai kiếm tiền từ (Axie Infinity) đều phải báo cáo thu nhập từ đó", Thứ trưởng Bộ Tài chính Antonette Tionko tiết lộ với truyền thông, theo Business Inquirer.
CNBC trước đây từng đưa tin về trào lưu chơi game cày tiền ảo đổi lấy tiền thật - Axie Infinity của người dân Philippines trong bối cảnh các đợt giãn cách kéo dài. Người chơi có thể kiếm tiền ảo từ game và giao dịch các NFT có tên là "Axie".
Theo bà Tionko, các giao dịch tạo ra tiền mặt hay hiện vật từ việc bán thú cưng đều phải chịu thuế, thậm chí Bộ Tài Chính Philippines cũng cân nhắc đến việc đánh thuế đồng tiền ảo xuất hiện trong Axie Infinity.
"Tiền điện tử là một loại tài sản, vì vậy nó được đánh thuế ở Philippines. Loại thuế nào áp dụng? Chắc chắn là thuế thu nhập rồi, " Thứ trưởng Tionko nói.
"Về cơ bản, vấn đề này sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của nó, điều mà tôi nghĩ là SEC (Ủy ban Giao dịch Chứng khoán) và BSP (Ngân hàng Trung ương) quyết định, " bà Tionko nói. Theo Thứ trưởng Philippines, hai tổ chức nói trên sẽ xác định tính bảo mật và sự chấp nhập với đồng tiền ảo mà Axie Infinity tạo ra, từ đó đưa ra quy định về thuế hợp lý. Tuy vậy, việc người chơi phải chịu thuế thu nhập là không thể tránh khỏi.
Nhưng bà Tionko cho biết việc mua token để chơi trò chơi này không phải trả thuế. "Hãy nhớ nguyên tắc đánh thuế: Đó là dòng chảy của tài sản. Vì vậy, hành động mua không phải phải điều đó.", Thứ trưởng Philippines nói.
Đối với Sky Mavis - nhà phát triển trò chơi Việt Nam đứng sau Axie Infinity, thu nhập từ trò chơi của họ chưa thể bị cơ quan thuế Philippines áp đặt quy định, theo Inquirer.
Trích dẫn một báo cáo của Cục Doanh thu Nội địa (BIR), bà Tionko cho biết Sky Mavis là một công ty nước ngoài không cư trú, không được đăng ký tại Philippines.
"Đó là một trong những điều mà chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện được một khi Philippines có hệ thống đăng ký cho những người không cư trú, những loại hình công ty không có ở Philippines," bà nói.
Quốc hội Philippines đang chờ thông qua là các dự luật nhằm thu thuế giá trị gia tăng (VAT) ở mức 12% với hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là các giao dịch thông qua các nền tảng trực tuyến toàn cầu.