|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Philippines đánh thuế quan mới đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam

18:30 | 04/09/2019
Chia sẻ
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang tìm cách để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa trong bối cảnh các chương trình cơ sở hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ.
https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1

Ảnh: Reuters.

Sự gia tăng của xi măng nhập khẩu, chủ yếu từ Việt Nam đã buộc chính phủ Philippines áp thuế quan đối với nguyên liệu xây dựng này, nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ rẻ tiền.

Theo Nikkei Asia Review, Manila đã tuyên bố sẽ triển khai biện thuế trong 3 năm, theo sau động thái đánh thuế tự vệ tạm thời đối với gốm và gạch lát tường, cũng như kính nổi màu.

Nhu cầu đối với xi măng đã tăng sau khi Tổng thống Duterte đẩy mạnh chương trình cơ sở hạ tầng trị giá 180 tỉ USD nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm việc làm.

Xi măng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ chịu thuế 250 peso/tấn (tương đương 4,8 USD/tấn) trong năm đầu tiên, và giảm còn 225 peso vào năm tiếp theo và còn 200 peso trong năm thứ ba và cuối cùng, theo Bộ Công Thương Philippines. 

Biện pháp này, được xem xét lại hàng năm, sẽ có hiệu lực sau tuyên bố 15 ngày. 

Mức thuế này thấp hơn đề xuất của Hội đồng Thuế quan Philippines đưa ra vào tháng trước là 297 peso/tấn. 

Dẫn chứng về thiệt hại tiềm năng đối với ngành xi măng nội địa, Philippines đã tiến hành một cuộc điều tra về sự gia tăng của xi măng nhập khẩu trong năm ngoái, lên khoảng 3 triệu tấn trong 2017 từ mức 3.600 tấn của 2013.

Trong đó, khoảng 75% nhập khẩu đến từ Việt Nam, 18% từ Trung Quốc, và 8% từ Thái Lna, theo Bộ Công Thương Philippines. 

Manila đã áp thuế quan tạm thời 210 pesó trong vòng 200 ngày hồi đầu năm nay để bảo hộ các nhà đầu tư nội địa, những người có hoạt động kinh doanh bị thiệt hại vì nhập khẩu xi măng tăng. 

Các nhà sản xuất lớn trong nước, gồm các đơn vị địa phương của Cemex (Mexico), Holcim (Thụy Sĩ) và Taiheiyo (Nhật Bản).

Hồi tháng 6, Việt Nam đã cảnh bảo biện pháp phòng vệ này vi phạm qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Lyly Cao