|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 9/2: Khối ngoại chốt lời cổ phiếu bất động sản, chuyển hướng gom mua chứng chỉ quỹ ETF

16:26 | 09/02/2022
Chia sẻ
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng của thị trường khi nhóm này rót ròng hơn 217 tỷ đồng tại HOSE. Tâm điểm thu hút dòng tiền thuộc về chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND, trong khi cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục bị bán ròng.

Thị trường hạ nhiệt về cuối phiên do nhóm ngân hàng và dầu khí đồng loạt gây áp lực lên chỉ số. Nếu như cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò là "công thần" trong việc giữ nhịp thị trường những phiên gần đây thì hôm nay áp lực chốt lời đã đẩy phần lớn cổ phiếu "vua" đóng cửa trong sắc đỏ. Các mã điều chỉnh giảm trên 1% có OCB, LPB, TPB, VCB, MBB, STB và EIB.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,39 điểm (0,29%) lên 1.505,38 điểm, HNX-Index tăng 6,3 điểm (1,51%) đạt 424,19 điểm, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,43%) lên 112 điểm.

Phiên 9/2: Khối ngoại chốt lời cổ phiếu bất động sản, chuyển hướng gom mua chứng chỉ quỹ ETF - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại quay lại gom ròng 217 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 8,28 triệu đơn vị. Nhóm này tập trung gom nhóm chứng chỉ quỹ và dịch vụ tài chính, trong khi tiếp tục chốt lời cổ phiếu bất động sản.

Phiên 9/2: Khối ngoại chốt lời cổ phiếu bất động sản, chuyển hướng gom mua chứng chỉ quỹ ETF - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại tập trung mua gom chủ yếu chứng chỉ ETF FUEVFVND của quỹ DCVFMVN Diamond với giá trị hơn 221 tỷ đồng, tương đương hơn 7,7 triệu đơn vị.

Trở lại với giao dịch trên thị trường cổ phiếu, ông lớn ngành dịch vụ tài chính là VND của Chứng khoán VNDirect được gom ròng nhiều nhất với quy mô 97,7 tỷ đồng. Nối tiếp, giao dịch mua ròng cũng xuất hiện ở nhiều đại diện nhóm vốn hóa lớn như VNM (40,3 tỷ đồng), MSN (38,4 tỷ đồng), NLG (37,4 tỷ đồng), VRE (26,9 tỷ đồng).

Đáng chú ý, dòng tiền ngoại có dấu hiệu trở lại với nhóm thép khi các cổ phiếu ngành này có biến động tích cực, trong đó phải kể đến HPG (48,5 tỷ đồng) và HSG (21,8 tỷ đồng).

Phiên 9/2: Khối ngoại chốt lời cổ phiếu bất động sản, chuyển hướng gom mua chứng chỉ quỹ ETF - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Mặc dù mua ròng VRE, nhà đầu tư nước ngoài lại duy trì chốt lành 260 tỷ đồng cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, giảm nhẹ so với phiên trước đó. Bên cạnh đó, một số đại diện lớn nhóm bất động sản cũng chịu áp lực bán ròng như NVL (68,1 tỷ đồng), DXG (29,6 tỷ đồng).

Nối tiếp, dòng tiền ngoại còn rút ròng khỏi một số đại diện lớn nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng, lần lượt phải kể đến như SSI (66 tỷ đồng), MSB (27,9 tỷ đồng), CTG (24,2 tỷ đồng), HDB (23,5 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, một số mã cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có PVD, GAS, DPM...

Tại sàn HNX, khối ngoại tiếp đà mua ròng với giá trị 31,1 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với phiên trước đó, tương đương khối lượng 394.366 đơn vị cổ phiếu..

Phần lớn quy mô mua ròng tập trung ở cổ phiếu THD của Thaiholdings khi mã này được mua gom 24,2 tỷ đồng. Nối tiếp, danh mục mua ròng còn có PVS (2,5 tỷ đồng), EVS (1,5 tỷ đồng), PVI (920 triệu đồng)...

Tại chiều bán ra, giao dịch được thu hẹp khi không có cổ phiếu nào bị xả ròng trên 600 triệu đồng. Theo đó, nhóm này bán ròng lần lượt CEO (520 triệu đồng), EID (429 triệu đồng), VGS (132 triệu đồng)...

Tương tự, trên thị trường UPCoM, giao dịch tiếp tục nghiêng về chiều mua ròng với quy mô tăng mạnh lên mức 49,4 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng 875.481 đơn vị.

Ở chiều mua, cổ phiếu CTR của Viettel Construction ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất với 20,6 tỷ đồng. Ngay sau đó, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi được được mua ròng 16,8 tỷ đồng, trước khi lực cầu nhẹ hơn tìm đến BSR (4,5 tỷ đồng), ACV (4 tỷ đồng), VOC (1 tỷ đồng)...

Trái lại, nhóm này chỉ rút ròng mạnh nhất khỏi AAS (568 triệu đồng), nối tiếp bán ròng nhẹ hơn tại SBS (145 triệu đồng), OIL (138 triệu đồng), VEA (138 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).