|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 5/8: Khối ngoại mua ròng trên 1.100 tỷ đồng khi VN-Index vượt 1.340 điểm

16:33 | 05/08/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index bứt phá gần 11 điểm, khối ngoại mua ròng đồng thời trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM. Tâm điểm, họ mua ròng hơn 1.117 tỷ đồng tại HOSE với lực cầu vẫn hướng về nhóm bất động sản và ngân hàng.

Nhóm ngân hàng bất ngờ bứt phá trong phiên chiều kéo VN-Index vượt cản 1.340 điểm một cách dễ dàng. Sự đồng thuận tại các dòng cổ phiếu hóa chất, kim loại, bất động sản, xây dựng & vật liệu, dịch vụ tài chính cũng góp phần củng cố đà tăng của chỉ số.

Kết phiên, VN-Index tăng 10,81 điểm (0,81%) lên 1.345,55 điểm, HNX-Index tăng 5,44 điểm (1,7%) lên 325,46 điểm, UPCoM-Index tăng 0,47% lên 87,93 điểm.

Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 24.362 tỷ đồng, tương ứng 852,3 triệu đơn vị. Riêng thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đạt 17.533 tỷ đồng, giảm gần 10% so với phiên trước đó.

Tại sàn HOSE, lực cầu gia tăng mạnh, đặc biệt tại các cổ phiếu trụ khiến chiều mua ròng áp đảo trong xu thế giao dịch của các nhà đầu tư ngoại. Theo đó, nhóm này mua ròng 1.117,16 tỷ đồng, tăng gần 35% so với phiên trước và ứng với khối lượng 20.096.000 đơn vị.

Phiên 5/8: Khối ngoại mua ròng  - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Đáng chú ý, dẫn đầu tại chiều mua là giao dịch mua ròng trên 519 tỷ đồng cổ phiếu VHM của Vinhomes, tương ứng hơn 4,6 triệu đơn vị. Giao dịch được thực hiện phần lớn qua kênh thỏa thuận khi trong phiên có 4,5 triệu cổ phiếu VHM được giao dịch qua hình thức trao tay, ước tính với tổng giá trị là 483,7 tỷ đồng. Kết phiên, VHM tăng 1,09% và đóng góp trên 1 điểm cho đà tăng của VN-Index.

Giao dịch cùng chiều, các cổ phiếu STB, SSI và MBB tiếp tục được tập trung mua gom. Cụ thể, STB được mua ròng 194,6 tỷ đồng, tuy lực cầu có phần "chững" lại sau phiên mua ròng hơn 316,2 tỷ đồng trước đó. Theo sau, hai mã SSI của Chứng khoán SSI và MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội đồng loạt được khối ngoại mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp, tương ứng với giá trị vào ròng là 194,6 tỷ đồng và 150,8 tỷ đồng.

Theo sau, lực mua tìm đến nhiều cổ phiếu bluechips như HPG (83,3 tỷ đồng), HCM (31,5 tỷ đồng) và HSG (28 tỷ đồng), đồng thời mua ròng bộ ba ngành ngân hàng là HDB (60,8 tỷ đồng), LPB (32,8 tỷ đồng) và VCB (25,4 tỷ đồng).

Phiên 5/8: Khối ngoại mua ròng  - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều bán, giao dịch tập trung ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ ETF nội, nhưng không có mã nào bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VNM của Vinamilk dẫn đầu với lực xả 82,6 tỷ đồng ngay sau phiên được mua ròng nhe. Theo sau, lực xả tìm đến nhiều cái tên trong ngành bất động sản như VRE (40,9 tỷ đồng) và VIC (18,2 tỷ đồng) của nhà Vingroup, NVL (22,3 tỷ đồng), DIG (13,7 tỷ đồng), SZC (11,1 tỷ đồng) và AGG (11 tỷ đồng).

Giao dịch cùng chiều cũng được ghi nhận tại chứng chỉ quỹ ETF nội FUESSVFL (28,7 tỷ đồng), theo sau là SAB của nhóm thực phẩm & đồ uống và PHR của cổ phiếu cao su bị xả ròng lần lượt 16,2 tỷ đồng và 13,3 tỷ đồng.

Trên HNX, lực mua được khuếch đại khiến các NĐT nước ngoài mua ròng tổng cộng 19,4 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với phiên liền trước.

Cụ thể, mã VND của Chứng khoán VNDirect quay lại là tâm điểm mua ròng sau một phiên xả nhẹ. Theo đó, khối ngoại mua ròng 32,9 tỷ đồng VND. Cùng chiều, DXS của Đất Xanh Services, THD của Thaiholdings và PAN của Pan Group thu hút dòng vốn ngoại lần lượt 4,8 tỷ đồng, 4,1 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng. Các mã được mua ròng dưới 1 tỷ đồng còn có PSD (875 triệu đồng), CDN (750 triệu đồng), NSC (731 triệu đồng)...

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PVS bị rút vốn ròng trên 10,7 tỷ đồng trong phiên 5/8. Theo sau, lực xả lần lượt tìm tới các mã NTP (8,7 tỷ đồng), NVB (1,8 tỷ đồng), PLC (1,4 tỷ đồng), SHS (1,3 tỷ đồng) và BVS (1,3 tỷ đồng).

Một số mã bị bán ròng nhẹ hơn phải kể đến như SHB (841 triệu đồng), S99 (419 triệu đồng), NBP (360 triệu đồng).

Tại thị trường UPCoM, tương quan giữa chiều mua/bán lần lượt là 33,8 tỷ đồng/23,56 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại mua ròng 10,25 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 262.650 cổ phiếu.

Lực cầu vẫn tập trung mạnh nhất tại cổ phiếu BSR (3,7 tỷ đồng), theo sau MCH và ACV đồng thời được mua ròng 3,4 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại duy trì tại các mã VEA (1,7 tỷ đồng), ABI (1,3 tỷ đồng), kế tiếp mua ròng nhẹ khoảng 100 triệu đồng các mã VNA, SGP, BVB, VLC....

Trái chiều, cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi bị bán ròng 2,7 tỷ đồng, là cổ phiếu duy nhất bị xả ròng trên 6 chữ số. Khối ngoại cũng bán ròng GHC (660 triệu đồng), VTP (384 triệu đồng), đồng thời rút ròng dưới 100 triệu đồng một số cổ phiếu như BWS, NHT, VGI, LTG, SGS...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.