|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 29/7: Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhiều mã bluechips khi VN-Index tăng gần 17 điểm

16:18 | 29/07/2021
Chia sẻ
Thị trường tăng mạnh về cuối phiên giúp VN-Index tăng 16,53 điểm, dừng lại ở 1.293,6 điểm. Khối ngoại quay lại bán ròng hơn 71 tỷ đồng trên sàn HOSE, tâm điểm xả ròng HPG và chứng chỉ FUEVFVND.

Thị trường tăng mạnh về cuối phiên nhờ đà tăng giá của các mã vốn hóa lớn nhóm ngân hàng, bất động sản. VN-Index đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên, tăng 16,53 điểm (1,29%) lên 1.293,6 điểm, HNX-Index tăng 1,54% lên 310,97 điểm, UPCoM-Index tăng 1,39% lên 86,14 điểm

Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên ngày hôm qua. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 19.414 tỷ đồng, tương đương gần 625 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 14.481 tỷ đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều sau 2 phiên mua ròng nhẹ, quay lại bán ròng hơn 71 tỷ đồng, tương ứng với 8.204.400 đơn vị. 

Phiên 29/7: Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhiều mã bluechips khi VN-Index tăng gần 17 điểm - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Mặc dù được mua ròng nhiều nhất trong phiên trước, dòng tiền vào hai mã HPG và FUEVFVND lại có sự đảo chiều mạnh lên vị trí dẫn đầu chiều bán ròng. Cụ thể, HPG của Hòa Phát bị bán ròng mạnh nhất 144,5 tỷ đồng (tương ứng với 3 triệu đơn vị), gấp 2,2 lần phiên trước. Theo sau, chứng chỉ FUEVFVND ghi nhận giá trị rút ròng 102,1 tỷ đồng (4,1 triệu đơn vị). Đây là hai mã duy nhất bị xả ròng trên 100 tỷ đồng trong phiên.

Với sự trở lại của sắc xanh tại nhiều mã vốn hóa lớn, dòng tiền ngoại bán ròng nhẹ VRE (28,2 tỷ đồng), KDH (20 tỷ đồng). Theo sau, những mã ghi nhận giao dịch dưới 20 tỷ đồng lần lượt là NLG, VCI, PLX, KBC, OCB, GAS.

Phiên 29/7: Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhiều mã bluechips khi VN-Index tăng gần 17 điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Mặc dù bán ròng hơn 1 triệu đơn vị VRE, cổ phiếu VHM của Vinhomes lại được mua ròng 123,5 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với phiên liền trước. MBB và MSN tiếp tục được mua ròng lần lượt 97,1 tỷ đồng và 52 tỷ đồng, theo sau là SSI (46,1 tỷ đồng), NVL (23,3 tỷ đồng).

Các mã được mua ròng dưới 20 tỷ đồng gồm có VCB (17,7 tỷ đồng), PNJ (17,5 tỷ đồng), DGW (15 tỷ đồng), HSG (12,2 tỷ đồng), FRT (11,6 tỷ đồng).

Tại HNX, giao dịch nghiêng về chiều bán với 43,35 tỷ đồng so với 11,81 tỷ đồng tại chiều mua. Theo đó, khối ngoại mua ròng gần 31,54 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect được mua ròng trở lại 20,5 tỷ đồng, trái ngược với giao dịch bán ròng phiên trước đó. Đóng cửa, VND dừng lại ở 45.900 đồng/cp, tăng mạnh 5,28% đánh dấu phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp.

Kế tiếp, dòng tiền ngoại tìm đến PVS (9,9 tỷ đồng), BVS (1,2 tỷ đồng), PVI (1 tỷ đồng). Cùng chiều, nhóm này mua ròng nhẹ hơn các mã VNR, CEO, APS, NVB, SHB, KHG...

Tại chiều bán, cổ phiếu VCS của Vicostone bị bán ròng 1,3 tỷ đồng, giảm mạnh 87% sau phiên chốt lời ồ ạt. Theo sau, khối ngoại rút ròng dưới 1 tỷ đồng khỏi những cái tên DXS (645 triệu đồng), SD5 (293 triệu đồng), SHS, NBP, NBC...

Tại thị trường UPCoM, các NĐT nước ngoài mua ròng 28,7 tỷ đồng, gấp 4 lần phiên trước tương ứng với 641.626 cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, VEA được mua ròng nhiều nhất 27,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên 28/7. Trong phiên ghi nhận giao dịch thỏa thuận 946.100 cổ phiếu VEA, tương ứng giá tri 40,1 tỷ đồng. Cổ phiếu CTR tiếp tục là tâm điểm mua ròng với 5 tỷ đồng. Một số mx ghi nhận giao dịch cùng chiều là MCH, NED, ABI, BSR...

Trái chiều, NĐT nước ngoài vẫn bán ròng mạnh nhất 3 tỷ đồng mã QNS. Theo sau, cổ phiếu VTP của Viettel Post bất ngờ bị xả ròng 1,7 tỷ đồng sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Kết phiên, VTP giảm 2,77%, đóng cửa ở 87.700 đồng/cp.

Nối tiếp, dòng tiền ngoại cũng rút ròng nhẹ khỏi các mã DDV, MML, NTC, VLB, PJS...

Thảo Bùi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.