|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 28/7: Thanh khoản tụt áp, khối ngoại mua ròng nhẹ

16:03 | 28/07/2021
Chia sẻ
Trong những phút cuối phiên, đà tăng của các mã trụ giúp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh. NĐT nước ngoài mua ròng với biên độ nhẹ gần 62 tỷ đồng, tâm điểm mua vào cổ phiếu HPG và chứng chỉ FUEVFVND.

Theo quan sát, VN-Index được kéo tăng nhẹ trong những phút cuối phiên sau khi quay đầu giảm trong phiên ATC. Đà tăng yếu ớt của VN-Index được hỗ trợ bởi các mã trụ như VCB, VIC, HPG, CTG và BID. Kết phiên, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.277,07 điểm, HNX-Index tăng 0,25 điểm (0,08%) lên 306,25 điểm, UPCoM-Index tăng 0,22% lên 84,96 điểm.

Phiên hôm nay chứng kiến sự sụt giảm mạnh về thanh khoản trên thị trường. Tổng giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt 15.971,7 tỷ đồng, tương ứng gần 527 triệu đơn vị cổ phiếu giao dịch. Tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 11.483 tỷ đồng, bốc hơi 30% so với phiên trước đó.

Tại sàn HOSE, khối ngoại mua vào với biên độ nhẹ hơn phiên trước khi thiếu vắng cổ phiếu dẫn dắt. Cụ thể, nhóm này mua ròng 61,92 tỷ đồng, tương đương 1.146.040 đơn vị.

Phiên 28/7: Thanh khoản bốc hơi, khối ngoại mua ròng với biên độ nhẹ - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Cổ phiếu HPG của Hòa Phát được mua ròng trở lại hơn 1,3 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị 63,2 tỷ đồng. Các NĐT nước ngoài cũng mua ròng hơn 2,2 triệu đơn vị chứng chỉ quỹ FUEVFVND của Dragon Capital với giá trị 54,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với phiên liền trước.

Theo sau, lực mua bất ngờ quay lại một số cổ phiếu ngân hàng, lần lượt là MBB (26,4 tỷ đồng), HDB (21,5 tỷ đồng), VCB (8,9 tỷ đồng). Cũng chiều, khối ngoại cũng giải ngân nhẹ vào một số mã gồm KBC (20,2 tỷ đồng), AGG (18,7 tỷ đồng), HCM (6,8 tỷ đồng), đồng thời mua ròng hai cổ phiếu của ngành thực phẩm & đồ uống là MSN (18 tỷ đồng) và VNM (8 tỷ đồng).

Phiên 28/7: Thanh khoản bốc hơi, khối ngoại mua ròng với biên độ nhẹ - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều bán, mã KDC của CTCP Tập đoàn Kido bị xả ròng mạnh nhất 30,8 tỷ đồng. Kế tiếp, NĐT nước ngoài xả ròng tại nhiều cổ phiếu bất động sản như KDH của Nhà Khang Điền (22,5 tỷ đồng), cùng bộ đôi "họ" Vingroup là VRE (13,5 tỷ đồng) và VHM (13,3 tỷ đồng).

Cùng chiều, các mã GMD, HVN, DGW, NKG, NT2, AAA lần lượt bị xả ròng với giá trị từ 10 tỷ đồng. Cán cân chênh lệnh giữa chiều mua và bán được thu hẹp so với phiên trước khi không có mã nào ghi nhận lực xả ròng trên 50 tỷ đồng. 

Trên sàn HNX, chiều bán chiểm ưu thế với giá trị 22.86 tỷ đồng so với 6 tỷ đồng mua ròng. Theo đó, các NĐT nước ngoài bán ròng 16,86 tỷ đồng, tương ứng 189.337 đơn vị.

Cổ phiếu VCS của Vicostone bị bán ròng mạnh nhất 10 tỷ đồng sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp. Sau động thái chốt lời của nhóm NĐT ngoại, VCS đóng cửa ở 119.700 đồng, tăng 0,67%. 

Theo sau, lực bán tiếp tục tìm đến VND của Chứng khoán VNDirect khi bán ròng 9,5 tỷ đồng, tăng nhẹ 300 triệu đồng so với phiên trước. Các mã ghi nhận giao dịch cùng chiều lần lượt là BVS (1 tỷ đồng), DXS (418 triệu đồng), NDN (243 triệu đồng), HUT, SHB...

Trái chiều, hai cổ phiếu PVI và PVS lần lượt được mua ròng 2,2 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng. Đây là hai mã duy nhất được mua ròng trên 1 tỷ đồng. Theo sau, dòng vốn ngoại tìm đến các mã SCI (311 triệu đồng), HLC (285 triệu đồng), KHG (257 triệu đồng), TNG (105 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng nhẹ 6,58 tỷ đồng sau phiên bán ròng liền trước.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại duy trì mua ròng tại hai cổ phiếu nhóm Viettel là CTR của Công trình Viettel (3,7 tỷ đồng) và VTP của Viettel Post (3,7 tỷ đồng). Cùng chiều, nhóm này mua ròng nhẹ hơn các mã VEA (905 triệu đồng), MCH (602 triệu đồng), OIL (200 triệu đồng).

Ờ chiều bán, QNS là cổ phiếu bị xả ròng mạnh nhất 2,3 tỷ đồng, tuy đã giảm hơn 70% so với phiên trước đó. Kế tiếp, các mã bị bán ròng lần lượt là MML (397 triệu đồng), FOX (326 triệu đồng), VLB (115 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.