|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 25/5: Khối ngoại mua ròng nhẹ trên HOSE, liên tục gom DCM, DPM trong khi xả mạnh nhất HPG

17:15 | 25/05/2022
Chia sẻ
Quan sát giao dịch theo nhóm ngành, NĐT nước ngoài chưa ngừng gom cổ phiếu nhóm hóa chất, theo sau là các đại diện khác ngành ngân hàng, bất động sản.

Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền chuyển biến tích cực giúp VN-Index đóng cửa cao nhất phiên. Đóng cửa, VN-Index tăng 35,05 điểm (2,84%) lên 1.268,43 điểm, HNX-Index tăng 8,95 điểm (2,93%) đạt 314,91 điểm, UPCoM-Index tăng 1,66 điểm (1,78%) lên 94,78 điểm.

Dòng tiền lan tỏa đều các nhóm ngành với 415 mã tăng, 49 mã giảm và 38 mã đứng giá tham chiếu. Phiên hôm nay đã đủ điều kiện xác lập 1 phiên bùng nổ theo đà với thanh khoản toàn thị trường vượt 19.700 tỷ tăng hơn 25% so với các phiên gần nhất, đồng thời VN-Index tăng trên 2,8%. Tuy không có nhịp lấp gap 1.225 song đà tăng được duy trì xuyên suốt cả ngày và lan tỏa đều, đây là dấu hiệu tích cực có thể cho nhịp hồi tiếp đủ T+.

Tại sàn HOSE, sau phiên rót ròng gần 200 tỷ đồng, dòng tiền ngoại tiếp đà mua ròng nhẹ hơn 6 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 3,7 triệu đơn vị. Quan sát giao dịch theo nhóm ngành, NĐT nước ngoài chưa ngừng gom cổ phiếu nhóm hóa chất, theo sau là các đại diện khác ngành ngân hàng, bất động sản.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Dẫn đầu tại chiều mua, DCM và DPM tiếp tục là hai cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt đạt 59,3 và 58,4 tỷ đồng. Lực cầu chiếm ưu thế giúp hai mã cùng đóng cửa trong sắc tím trần.

Theo sau, sắc xanh trong danh mục mua ròng của khối ngoại còn được ghi nhận tại VNM (44,3 tỷ đồng), CTG (32,3 tỷ đồng), VRE (30,6 tỷ đồng), KBC (24 tỷ đồng), HDB (20,4 tỷ đồng) và NLG (17,8 tỷ đồng).

Hai mã giữ vị trí cuối bảng trong Top10 mua ròng của khối ngoại là MIG và TPB với giá trị vào ròng lần lượt là 17,4 tỷ và 17,3 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trở lại chiều bán, nhà đầu tư ngoại duy trì lực bán ròng mạnh nhất ở cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với quy mô 73,9 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 triệu đơn vị.

Trong phiên hôm nay, HPG đóng vai trò là cản chính của thị trường, dù trong phiên có thời điểm mã này được kéo xanh. Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu về giá trị và khối lượng giao dịch trong phiên với gần 1.344 tỷ đồng, tương ứng hơn 39 triệu đơn vị cổ phiếu được mua/bán. Thị giá HPG đóng cửa ở mốc 34.450 đồng/cp, giảm 1,3% so với phiên trước.

Theo sau HPG, khối ngoại rút ròng 65,3 tỷ đồng khỏi mã DXG bất chấp nỗ lực hồi phục của cổ phiếu này. Bên cạnh đó, danh mục bán ròng được nối dài bởi loạt cổ phiếu chứng khoán như VND, SSI, VCI với giá trị 30 – 60 tỷ đồng.

Theo sau, lực xả dưới 30 tỷ đồng còn được ghi nhận tại DGC và loạt bluechips như GAS, KDH, MSN, VIC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trên sàn HNX, khối ngoại duy trì mua ròng hơn 22,3 tỷ đồng, tương đương 629.516 đơn vị.

Cổ phiếu PSD của Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 2 tỷ đồng. Kế đó, NĐT nước ngoài cũng bán ròng gần 1,3 tỷ đồng cổ phiếu NTP của Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Lực cầu cũng tìm đến THD, HMH, SHE, HAD,… với giá trị dưới 400 triệu đồng

Ở chiều mua vào, sau nhiều phiên rút vốn, cổ phiếu PVS trở lại thu hút dòng tiền ngoại với giá trị đột biến lên tới 15,8 tỷ đồng. Nhóm này theo sau gom ròng lần lượt PVI (5,7 tỷ đồng), IDC (2,1 tỷ đồng), BAX (1 tỷ đồng),…

Giao dịch tại sàn UPCoM, khối ngoại quy mô giải ngân lên 15,88 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, dòng tiền ngoại tập trung chủ yếu ở mã BSR của Lọc Hoá dầu Bình Sơn với quy mô đột biến hơn 34,6 tỷ đồng. Nhóm này theo sau gom ròng 3 tỷ đồng mã QNS, 1,2 tỷ đồng mã QTP và 1,1 tỷ đồng mã ACV, trước khi rót ròng nhẹ vào MPC, ABI, VGG, POS,…

Tại phía bán, khối ngoại rút ròng mạnh nhất 11,8 tỷ đồng khỏi cổ phiếu VTP của Viettel Post. Kế đó, giao dịch rút vốn được chứng kiến ở các cổ phiếu NTC, CLX, VEA với giá trị 3,2 – 4,9 tỷ đồng. Mặt khác, CSI, LTG, BTD, GHC,… với giá trị dưới 705 triệu đồng.

Thảo Bùi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.