Thị trường chứng khoán 23/9: Áp lực bán bất ngờ cuối phiên, VN-Index đảo chiều giảm gần 5 điểm
Kết phiên, VN-Index giảm 4,61 điểm (0,47%) xuống 985,75 điểm; HNX-Index tăng 0,23% lên 104,75 điểm; UPCoM-Index giảm 0,49% xuống 56,69 điểm.
Áp lực bán bất ngờ gia tăng vào cuối phiên khiến VN-Index rơi khỏi mốc 985,75 điểm, cùng với đó thanh khoản cũng tăng vọt. Tính cả phiên giao dịch, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 251 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.860 tỉ đồng; trong đó riêng giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 2.219 tỉ đồng.
Sắc đỏ bao trùm tại nhiều nhóm cổ phiếu, với 384 mã giảm giá so với 240 mã tăng giá. Trong đó, cổ phiếu bluechips đồng loạt đảo chiều với nhiều mã giảm hơn 2% như HPG, FPT, VCB, TCB, REE, MWG.
Cổ phiếu ngân hàng cũng tụt áp khi chỉ còn STB, SHB, NVB, ACB, HDB tăng giá, trong khi CTG, EIB, VIB, TPB, BID, LPB, TCB, VCB, KLB đều giảm mạnh.
Nhóm khu công nghiệp chìm trong sắc đỏ với các mã D2D, SZL, SIP, SNZ, LHG, SZC, VRG, ITA, KBC, thậm chí cổ phiếu TIP giảm sàn xuống còn 24.950 đồng/cp.
Trong khi đó, cổ phiếu dệt may ngược chiều thị trường với nhiều mã tăng giá như GMC, TCM, VGT, TVT.
Tính đến 14h00, VN-Index tăng 1,44 điểm (0,15%) lên 991,8 điểm; HNX-Index tăng 0,57% lên 104,75 điểm; UPCoM-Index giảm 0,14% xuống 56,89 điểm.
Đà tăng thị trường chững lại trong thời gian giao dịch buổi chiều khi nhóm ngân hàng bắt đầu suy yếu. Các mã VCB, CTG, HDB, TCB, VIB lui về tham chiếu, trong khi MBB, BID, VPB và ACB cũng thu hẹp đáng kể đà tăng.
Những cổ phiếu tăng nóng như MWG, FPT, REE đều chứng kiến sự điều chỉnh, cùng với HPG và ROS gây áp lực lên thị trường.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,32 điểm (0,34%) lên 993,68 điểm; HNX-Index tăng 0,63% lên 104,8 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02% lên 56,98 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 121,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 2.627 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 970 tỉ đồng, tập trung tại các mã MWG, NAF, KDH, FPT.
Thị trường tăng điểm chủ yếu nhờ sự hỗ trợ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đà tăng không được lan tỏa rộng rãi khi thị trường vẫn có 297 mã giảm giá so với 228 mã tăng giá.
Nhóm ngân hàng giao dịch sôi động vớ nhiều mã tăng giá như STB, SHB, ACB, NVB, BID, VPB, VCB, MBB, CTG, HDB, TCB. Cùng với đó, các cổ phiếu dầu khí PVT, PVB, GAS, PLX, CNG, PVS, POW, PVD giao dịch tích cực.
Diễn biến khác, nhóm chứng khoán bị bán mạnh sau những thông tin trái chiều về thiệt hại margin tại cổ phiếu FTM. Cụ thể, cổ phiếu SBS giảm sàn xuống 1.200 đồng/cp, theo sau là VIX, TVS, APG, AGR, BSI, MBS, FTS, TVB.
Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2,42 điểm (0,26%) lên 992,78 điểm; HNX-Index giảm 0,04% xuống 104,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,01% xuống 56,96 điểm.
Thị trường giao dịch cân bằng trong những phút tiếp theo, thanh khoản duy trì ở mức trung bình với hơn 1.800 tỉ đồng, trong đó cổ phiếu MWG giao dịch thỏa thuận gần 300 tỉ đồng.
Một số bluechips bật tăng như STB, BVH, VNM, NVL, MBB, GAS, VPB góp phần củng cố đà tăng của thị trường, trong khi đó hai mã ROS và HPG giảm hơn 2%.
Nhóm bất bất động sản tiếp tục bứt phá, dẫn đầu là DIG tăng 2,9% lên 14.000 đồng/cp, cùng với các mã HBC, LCG, CII, FCN, L14 tăng hơn 1%.
Tính đến 9h30, VN-Index tăng 2,82 điểm (0,28%) lên 993,18 điểm; HNX-Index giảm 0,14% xuống 104 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07% xuống 56,93 điểm.
Thị trường giao dịch khởi sắc từ đầu phiên với số mã tăng giá áp đảo so với số mã giảm, động lực hỗ trợ chính đến từ các cổ phiếu VCB, VIC, VNM, MSN, GAS, CTG, VPB, NVL, MWG, PLX.
Nhóm ngân hàng ghi nhận sắc xanh tại các mã STB, VCB, VPB, CTG, MBB, BID, ACB, góp phần vào đà tăng của chỉ số.
Cùng với đó, nhóm dầu khí với PXS, PVB, POW, PVT, PLX, GAS, PVS, PVD, CNG giao dịch tích cực sau khi giá dầu tăng hơn 1% do căng thẳng khu vực Trung Đông leo thang và thị trường lo ngại nguồn cung dầu thô giảm sau vụ tấn công mỏ dầu của Arab Saudi.
Sắc xanh cũng lan tỏa sang các mã bất động sản LGL, SDI, DIG, LCG, HBC, CII, CEO, FCN, NDN, DPG, NVL, KDH, DXG, FLC, L14, HDC và bảo hiểm ABI, BVH, PVI, BMI.
Ngược lại, nhóm khu công nghiệp tiếp tục điều chỉnh, nhất là họ Sonadezi với các mã SNZ, SZL, SZC đều giảm hơn 2%.
Đáng chú ý, cổ phiếu FTM vẫn chưa thoát khỏi chuỗi giảm sàn, hiện giảm xuống còn 3.460 đồng/cp và dư bán sàn hơn 6,2 triệu đơn vị.
Cuối tuần trước, cổ đông lớn kiêm Cựu Chủ tịch HĐQT của FTM là ông Lê Mạnh Thường lên tiếng với báo giới, khẳng định ông không thao túng giá cổ phiếu như lời đồn đoán, đồng thời đề cập khả năng quay lại ghế Chủ tịch công ty.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần trước đóng cửa trong sắc đỏ sau khi đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc tại Mỹ đột ngột cắt ngắn chuyến công tác và quay về nước sớm hơn dự kiến.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm xấp xỉ 160 điểm (0,6%) và đóng cửa ở 26.935,07 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,5% xuống còn 2.992,07 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0,8%, kết phiên ở 8.117,68 điểm.