|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 15/3: Khối ngoại chưa dừng bán ròng dù quay lại mua gom cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm STB, VPB

17:06 | 15/03/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục cản trở đà hồi phục của chỉ số khi khối ngoại bán ròng 433 tỷ đồng, hay 9,3 triệu đơn vị. Tâm điểm giao dịch duy trì tập trung ở hai nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính.

Tiếp đà hồi phục đầu phiên chiều, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch khởi sắc hơn nhờ tác động tích cực của các cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, BID, VPB, GAS và GVR.

Đóng cửa, VN-Index tăng 6,49 điểm (0,45%) lên 1.452,74 điểm, HNX-Index tăng 6,95 điểm (1,59%) lên 443,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (0,44%) đạt 115,56 điểm.

Về thanh khoản của thị trường, phiên hôm nay ghi nhận sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 837 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 26.299 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt 21.800 tỷ đồng, giảm hơn 20%.

Phiên 15/3: Khối ngoại chưa dừng bán ròng dù quay lại mua gom cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm STB, VPB - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục cản trở đà hồi phục của chỉ số khi khối ngoại bán ròng 433 tỷ đồng, hay 9,3 triệu đơn vị. Tâm điểm giao dịch duy trì tập trung ở hai nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính.

Phiên 15/3: Khối ngoại chưa dừng bán ròng dù quay lại mua gom cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm STB, VPB - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất ở cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với quy mô hơn 115 tỷ đồng. Mặc dù là mã duy nhất bị xả ròng trên 100 tỷ đồng, HPG tìm lại được sắc xanh về cuối phiên, hồi phục 0,76% lên lên mức 46.150 đồng/cp.

Tiếp theo đó, nhóm này xả ròng đồng thời bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup là VIC (95,1 tỷ đồng) và VHM (91,2 tỷ đồng), trước khi bán nhẹ hơn một vài đại diện của nhóm bất động sản, xây dựng là NVL (89,2 tỷ đồng), DXG (64 tỷ đồng), KDH (28 tỷ đồng).

Đáng chú ý, nhóm này cũng rút ròng 95 tỷ đồng khỏi cổ phiếu VCB của Vietcombank. Đây cũng là mã tác động tiêu cực nhất tới VN-Index trong phiên khi lấy đi 3,6 điểm của chỉ số. Theo sau, giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại SSI (73,9 tỷ đồng), MSN (72,1 tỷ đồng), FUEVFVND (39,9 tỷ đồng)....

Phiên 15/3: Khối ngoại chưa dừng bán ròng dù quay lại mua gom cổ phiếu ngân hàng, tâm điểm STB, VPB - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Chiều ngược lại, dòng tiền vẫn tập trung tìm đến các cổ phiếu nhóm ngân hàng, với tâm điểm là cổ phiếu STB của Sacombank được mua ròng 123 tỷ đồng. Nối tiếp, nhóm này cũng rót ròng vào VPB của VPBank với 67,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lực cầu ngoại cũng tập trung mua gom các cổ phiếu gồm VJC (65,2 tỷ đồng), DIG (39,7 tỷ đồng), VNM (34,4 tỷ đồng), PNJ (24,2 tỷ đồng). Nhóm này cũng rót ròng hàng chục tỷ đồng vào hai đại diện nhóm phân bón, hóa chất là DPM và DCM, trước khi mua gom nhẹ hơn NKG của Thép Nam Kim (25,1 tỷ đồng). 

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều giao dịch ảm đạm khi bán ròng 3,3 tỷ đồng, tương đương 431.105 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều bán, nhóm này rút ròng mạnh nhất 24,2 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, tăng gấp 2 lần so với phiên trước đó. Dòng tiền ngoại nối tiếp cũng tìm đến PLC (5,5 tỷ đồng), SCI (4,6 tỷ đồng), THD (4 tỷ đồng), PVG (2,1 tỷ đồng)...

Trở lại chiều mua, cổ phiếu là CEO của Tập đoàn C.E.O tiếp tục thu hút hơn 17 tỷ đồng vốn ngoại, đồng thời mua gom HUT (13,8 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lực cầu khối ngoại cũng tìm đến SHS (7,9 tỷ đồng), trước khi gom ròng dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu TA9, NTP, NET...

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại kéo dài đà mua gom với quy mô 10,4 tỷ đồng, hay rót ròng vào 228.530 đơn vị.

Xét giao dịch chiều mua, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi là mã thu hút lượng lớn lực cầu với 7,8 tỷ đồng. Kế đó, giao dịch tương tự cũng được ghi nhận lần lượt tại BVB (3,4 tỷ đồng), MCM (2,1 tỷ đồng), VTP (1,9 tỷ đồng), VEA (1,8 tỷ đồng)...

Ở chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu rút ròng với giá trị trên 1 tỷ đồng ở bộ đôi cổ phiếu BSR (5,1 tỷ đồng) và ACV (2,5 tỷ đồng). Theo sau, nhóm này chỉ bán ròng nhẹ hơn ở KLB, IFS, VTK, VE9...

Thảo Bùi