|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lãnh đạo UBCKNN: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 đối mặt với nhiều khó khăn hơn

14:21 | 15/03/2022
Chia sẻ
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với năm 2021. Tuy nhiên vẫn sẽ còn nhiều dư địa cho thị trường chứng khoán trong năm nay.

Tại tọa đàm Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán năm 2022, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà Tạ Thanh Bình đã đưa ra những nhận định về phía cơ quan quản lý đối với thị trường chứng khoán trong năm 2022.

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường: " Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 sẽ tiếp đối mặt với nhiều khó khăn hơn" - Ảnh 1.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN phát biểu tại tọa đàm nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán năm 2022 (Ảnh chụp màn hình).

Các yếu tố tác động đến diễn biến thị trường chứng khoán trong nước

Tình hình dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quá trình hồi phục của nền kinh tế.

Bối cảnh kinh tế bắt đầu được phục hồi sau dịch bệnh khi chính phủ chính thức mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch, đánh dấu sự mở cửa quay trở lại của nền kinh tế. Dòng tiền sẽ có dấu hiệu dịch chuyển dần trở lại khu vực sản xuất kinh doanh nghiệp sau khi dịch chuyển sang thị trường chứng khoán vào năm 2020, 2021. Việc dòng tiền giảm sút có thể khiến thị trường không thể đạt được mức tăng trưởng mạnh và ấn tượng như trong 2 năm trước nữa.

Ngoài ra thách thức từ tình hình kinh tế địa chính trị kinh tế thế giới cũng là một cái ẩn số khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp cho nền kinh tế, đặc biệt thị trường chứng khoán là thị trường phản ánh rất nhạy các diễn biến phức tạp của yếu tố chính trị trong khi các yếu tố phức tạp tiêu cực có thể nhiều hơn các yếu tố tích cực.

Trước khả năng diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như các diễn biến phức tạp của địa chính trị thế giới, các dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới về cơ bản sẽ chậm lại. 

Theo nhận định của IMF, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 ở mức 4,4% so với mức 5,9% của năm 2021. Tăng trưởng thương mại thế giới cũng được dự báo sẽ giảm so với năm 2021.

Đứng trước áp lực lạm phát, chính phủ các nước cắt giảm dần các biện pháp kích thích kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến thị trường chứng khoán. Mặt bằng lãi suất có thể sẽ là một thế lực cản đối với sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. 

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng lãi suất tại các thị trường lớn như Anh, Mỹ có thể cũng sẽ khiến cho dòng vốn dịch chuyển từ các thị trường chứng khoán mới nổi quay trở lại các thị trường phát triển.

Vẫn còn nhiều dư địa cho thị trường chứng khoán trong 2022

Việc mở cửa nền kinh tế của Chính Phủ lập tức tác động tích cực vào nhóm các cổ phiếu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn thực dịch bệnh vừa qua. Các ngành hàng không, ngành dịch vụ du lịch và ngành bán lẻ đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm 2022.

Tại Việt Nam, mặt bằng lãi suất chưa có thay đổi mạnh trong ngắn hạn và có khả năng vẫn giữ ở mức ổn định. Nhiều khả năng dòng tiền vẫn sẽ được giữ lại ở thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu bị giảm sút. Do đó dư địa về mặt quy mô của thị trường trong năm nay vẫn tăng rất mạnh, dự báo có thể mạnh hơn so với năm 2021.

Trong năm 2022, Bộ Tài chính, UBCK sẽ làm gì để tiếp tục điều hành thị trường?

Bà Tạ Thanh Bình đã đưa ra một số giải pháp được UBCKNN tập trung được triển khai trong năm 2022:

Thứ nhất, ban hành chiến lược thị trường chứng khoán đến năm 2030.  Khác với chiến lược 10 năm 2010-2020 tập trung gia tăng quy mô, tập trung phát triển thị trường bền vững thông qua gia tăng chất lượng hàng hóa, phát triển các chứng khoán xanh, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư, ứng dụng công nghệ trong quản lý và vận hành thị trường chứng khoán.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thanh tra và giám sát thị trường chứng khoán. Ngoài việc thanh tra giám sát thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ, UBCKNN cũng sẽ đẩy mạnh thanh tra giám sát các hoạt động chào bán, niêm yết đối với các cổ phiếu; hoạt động cung cấp dịch vụ tại các công ty chứng khoán; nhận diện các mã giao dịch có yếu tố bất thường để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường

Thứ tư, vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới trong thị trường chứng khoán năm 2022. Từ đó triển khai các giải pháp giao dịch mới mà thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực hiện được.

Đ.Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.