|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Công ty mẹ Gojek sẽ lên sàn đầu tháng 4, định giá mục tiêu gần 29 tỷ USD

13:52 | 15/03/2022
Chia sẻ
GoTo - công ty mẹ Gojek, lên kế hoạch niêm yết kép tại sàn giao dịch Indonesia và Mỹ.
Công ty mẹ của Gojek sẽ IPO tại Indonesia vào đầu tháng 4, định giá mục tiêu gần 29 tỷ USD - Ảnh 1.

GoTo Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như gọi xe, giao đồ, giao đồ ăn, dịch vụ tài chính và thương mại điện tử. (Ảnh: GoTo).

GoTo Group, pháp nhân hình thành sau sáp nhập Gojek và Tokopedia, đang đặt mục tiêu kêu gọi gần 18 nghìn tỷ rupiah (tương đương 1,2 tỷ USD) trong đợt IPO trên sàn giao dịch Indonesia vào ngày 4/4 tới, theo Tech in Asia.

GoTo đặt mục tiêu giá dao động trong khoảng từ 316 đến 346 rupiah (khoảng 0,022 USD đến 0,024 USD) cho mỗi cổ phiếu. Công ty này có thể sẽ phát hành 52 tỷ cổ phiếu mới, tương đương 4,35% cổ phần.

Mục tiêu gọi vốn của GoTo thấp hơn so với con số 1,5 tỷ USD mà Bukalapak kêu gọi được hồi tháng 8/2021. Ở thời điểm đó, công ty TMĐT này bán 25,7 tỷ cổ phiếu, tương đương 25% cổ phần.

Dù vậy, thương vụ IPO nói trên của GoTo có thể đưa định giá của nó lên mốc 414 nghìn tỷ rupiah (khoảng 28,8 tỷ USD). Ở thời điểm IPO, Bukalapak đạt định giá 7,5 tỷ USD.

Trước đợt IPO này, GoTo cũng gọi vốn thành công 1,3 tỷ USD từ Abu Dhabi Investment Authority, Google, Temasek, Fidelity International và một số nhà đầu tư khác.

Theo Deal Street Asia, GoTo từng lên kế hoạch kêu gọi được khoảng 2 tỷ USD trong đợt IPO của mình. Dù vậy, các chuyên gia trong ngành cảnh báo startup này nên hạ thấp mục tiêu của mình trong bối cảnh thị trường có nhiều yếu tố bất định.

Grab, đối thủ lớn nhất của GoTo, IPO thành công tại Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái thông qua một công ty SPAC ở định giá trên dưới 40 tỷ USD. Dù vậy, với diễn biến giá cổ phiếu bất lợi suốt thời gian qua, giá cổ phiếu Grab đã mất hơn 75% giá trị so với thời điểm chào sàn.

Thái Sơn

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.