|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phạm Công Danh: 'Không sử dụng khoản vay 500 tỷ đồng tại OceanBank'

15:44 | 29/08/2017
Chia sẻ
Trả lời trong phiên xét xử, Phạm Công Danh cho biết ý tưởng vay 500 tỷ từ OceanBank là của bà Hứa Thị Phấn và toàn bộ số tiền giải ngân ra cuối cùng cũng chuyển về tài khoản những người trong nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín.
pham cong danh khong su dung khoan vay 500 ty dong tai oceanbank
Phạm Công Danh: 'không có liên quan đến khoản vay 500 tỷ đồng tại OceanBank'

Trong phiên xét xử vụ Hà Văn Thắm chiều ngày 29/8, Hội đồng Xét xử (HĐXX) đã có phần xét hỏi Phạm Công Danh về Công ty Trung Dung và khoản tiền 500 tỷ đồng vay tại OceanBank.

Ông Danh cho biết Công ty Trung Dung thuộc Tập Đoàn Thiên Thanh, ngoài Công ty Trung Dung còn rất nhiều công ty khác trực thuộc tập đoàn. Ông chưa từng gặp Trần Văn Bình, chỉ biết là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh và Bình không bị ép đứng tên mà là xin được đứng tên lãnh đạo của Công ty Trung Dung.

pham cong danh khong su dung khoan vay 500 ty dong tai oceanbank [Live] Xét xử Hà Văn Thắm chiều 29/8: Nguyên TGĐ Cty Trung Dung 'không nhớ' mình là người của Công ty

Ông Danh không điều hành Công ty của bà Sáu Phấn

Nói về mối quan hệ giữa bị cáo với Hà Văn Thắm, ông Danh khai đã từng giao dịch về tín dụng với ông Thắm rất nhiều năm. Khi đề xuất với Chính phủ về việc mở thêm Ngân hàng lĩnh vực xây dựng không được. Sau đó, nghe Hà Văn Thắm nói cần tái cơ cấu lại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), tổng dư nợ của tập đoàn Thiên Thanh khoảng 1.000 tỷ và nói sẽ trả phần dư nợ này nếu ông Danh tiếp quản Ngân hàng Đại Tín.

Việc “lót tay” để chuyển nhượng ngân hàng được kỳ kèo từ 1.000 tỷ đồng xuống còn 800 tỷ đồng. Trước mắt, Danh chuyển cho Thắm 500 tỷ đồng. Sau khi chuyển tiền, Thắm tiết lộ cho Danh biết thông tin, Ngân hàng Đại Tín đang do Hà Văn Thắm tiếp quản

Khi ông Danh đặt vấn đề muốn nhận chuyển giao Ngân hàng Đại Tín với bà Sáu Phấn (Hứa Thị Phấn) thì bị từ chối vì lý do bị cáo không có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi ông Thắm nói chuyện lại với bà Sáu Phấn thì không biết vì nguyên nhân gì bà lại đồng ý.

Phạm Công Danh cũng cho biết, thời điểm đó, Hà Văn Thắm đã cử người vào tiếp quản ngân hàng, còn việc Hứa Thị Phấn chuyển giao ngân hàng cho cựu Chủ tịch Oceanbank hay chưa thì ông ta không hay biết. "Nhưng trên thực tế bị cáo không điều hành Ngân hàng của bà Sáu Phấn", ông Danh khẳng định lại.

Một thời gian sau, ông Danh có ngồi lại với bà Phấn thỏa thuận chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm với tư cách là đại diện các cổ đông. Đồng thời, ông Thắm có nói sẽ hỗ trợ Đại Tín trong lĩnh vực tín dụng đảm bảo nguyên tắc theo quy định của pháp luật.

Khoảng giữa năm 2013, Phạm Công Danh tiếp quản ngân hàng Đại Tín

Tiếp tục trình bày, Phạm Công Danh cho rằng, trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín, Hà Văn Thắm hứa hỗ trợ. Số tiền 500 tỷ liên quan đến vụ án này, Danh nhận thức đó là sự hỗ trợ của Hà Văn Thắm như trong thỏa thuận.

Bà Phấn là người đưa ra ý kiến vay 500 tỷ đồng từ OceanBank

Liên quan đến việc vay 500 tỷ của Oceanbank, TrustBank thời điểm đó khó khăn nên cần phải thanh khoản, do đó bà Phấn đã đề nghị ông Danh thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ.

"Bà Phấn là người đưa ra ý kiến vay 500 tỷ của Oceanbank", ông Danh khai báo. Sau đó bà Phấn nói sẽ cho mượn tài sản để vay, đồng thời Thắm sẽ hỗ trợ, vì thời điểm đó Danh chưa tham gia vào hoạt động của TrustBank.

Ngoài cuộc gặp mặt giữa Danh - Thắm - Phấn bàn về thanh khoản của Đại Tín, ông Danh cho biết sau đó giữa ông và bà Phấn cũng đã gặp nhau rất nhiều lần, và bà Phấn đã thuyết phục được ông vay 500 tỷ đồng.

Việc vay tiền, Phạm Công Danh phủ nhận sự tham gia. “Toàn bộ việc hoàn tất các cơ sở vay tiền ngân hàng là do bà Sáu Phấn thực hiện”, Phạm Công Danh cho biết.

Phạm Công Danh: "không sử dụng số tiền 500 tỷ đồng"

HĐXX hỏi: “Tại sao không lấy tên của tập đoàn Thiên Thanh mà lại vay với danh nghĩa của Đại Tín?”.

Ông Danh cho hay, thời điểm đó Thiên Thanh hoạt động tốt, nếu đi vay mượn sẽ không trả được, thành nợ xấu nên không lấy danh nghĩa của Thiên Thanh. Số tiền này Danh không được sử dụng, tất cả những giao dịch vay mượn chỉ có bà Phấn và ông Thắm. Ông cũng khai báo trước HĐXX rằng khoản vay 500 tỷ đồng này do TGĐ Cty Trung Dung Trần Văn Bình ký.

Sau khi nhận được khoản vay này, ông Danh đã giao cho Tổ tài chính trực tiếp quản lý. Mặt khác, ông cũng cho rằng bà Phấn sẽ trả số tiền này, khi đó, ông sẽ lấy tiền trả OceanBank. Qua lần chuyển tiền vào tài khoản bà Phấn đưa và thì cuối cùng số tiền này chuyền vào 3-4 tài khoản chính thức của những người trong nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín (nhóm của bà Sáu Phấn).

Về trách nhiệm về khoản vay 500 tỷ đồng của Oceanbank, ông Danh cho rằng, ngân hàng cho vay nợ, nếu người mượn tiền không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải xử lý tài sản thế chấp.

“Tôi không chịu trách nhiệm, tôi không trực tiếp làm việc đó”, Phạm Công Danh nói.

Liên quan đến Hợp đồng ký 22/11/2012, ông Danh cho hay, có thỏa thuận việc ký hợp đồng mua lại cổ phần của nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín.

Theo đó, HĐXX đặt câu hỏi: “Bị cáo nghĩ như thế nào khi bị VKS truy tố theo khoản 3 Điều 179 BLHS liên quan khoản vay 500 tỷ đồng?”

Ông Danh đáp: “Phán quyết như thế nào là do HĐXX, bị cáo chỉ biết trình bày đúng sự thật, trước đây bị cáo không có liên quan nhưng sau lại bị truy tố. Đề nghị HĐXX làm rõ vẫn đề này”.

pham cong danh khong su dung khoan vay 500 ty dong tai oceanbank [Live] Xét xử Hà Văn Thắm chiều 29/8: Nguyên TGĐ Cty Trung Dung 'không nhớ' mình là người của Công ty

Khi HĐXX nhắc đến hợp đồng tín dụng của Cty Trung Dung ký với Oceanbank, hoạt động kinh doanh của Cty Trung Dung và khoản ...

pham cong danh khong su dung khoan vay 500 ty dong tai oceanbank Xét xử Hà Văn Thắm sáng 29/8: 'Tiền nhiều như lá, bị cáo không thể nhớ được?'

Đến nay Nguyễn Xuân Sơn vẫn không thừa nhận việc bàn bạc, thống nhất với Hà Văn Thắm về chủ trương "thu phí". Tuy nhiên, ...

Trúc Minh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.