|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ông Trịnh Văn Quyết: Bamboo Airways bay thẳng đến Mỹ phải tính có lãi luôn

11:13 | 27/06/2018
Chia sẻ
Ông Trịnh Văn Quyết cho biết Bamboo Airways, với sự hỗ trợ từ phía Boeing, sẽ hướng đến việc mở đường bay thẳng đến Mỹ và cố gắng có lãi ngay sau khi bay.
ong trinh van quyet bamboo airways bay thang den my phai tinh co lai luon Bamboo Airways tiết lộ quy mô dàn máy bay Boeing đời mới nhất vừa ký thỏa thuận mua
ong trinh van quyet bamboo airways bay thang den my phai tinh co lai luon Bamboo Airways đã tuyển dụng 34 tiếp viên và 13 tiếp viên trưởng đầu tiên

Hôm 25/6 (theo giờ Mỹ), ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways đã ký thoả thuận mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với lãnh đạo hãng Boeing dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Sau đó ít giờ, trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Quyết chia sẻ tham vọng Bamboo Airways sẽ thực hiện các chuyến bay dài tới thị trường quốc tế. Ngoài ra, hãng sản xuất máy bay Boeing cũng sẽ hỗ trợ để mở tuyến bay thẳng Việt – Mỹ.

ong trinh van quyet bamboo airways bay thang den my phai tinh co lai luon

Theo thông tin từ Boeing, máy bay Boeing 787-9 là máy bay thân rộng, dài hơn 6 mét so với mẫu 787-8, có hai lối đi với sức chứa 300 ghế, có thể bay quãng đường dài 14.140 km.

Trước ý kiến hoài nghi về tính lợi nhuận của việc mở đường bay thẳng, ông Quyết khẳng định “Bay phải tính có lãi luôn”.

ong trinh van quyet bamboo airways bay thang den my phai tinh co lai luon

Vietnam Airlines từng lên kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020 sẽ mở đường bay thẳng đến bờ Tây nước Mỹ với 2 địa điểm được cân nhắc là San Francisco hoặc Los Angeles. Đến nay Vietnam Airlines đã đưa vào vận hành hai dòng máy bay đường dài hiện đại Airbus A350-900 XWB và Boeing 787-9 Dreamliner nhưng kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được.

Tháng 1 năm nay, trả lời phỏng vấn báo giới, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Khi mở đường bay thẳng Việt Nam - Mỹ sẽ phải mất 5 năm mới hòa được vốn và khả năng lỗ ước khoảng 30 triệu USD/năm”. Như vậy, mức lỗ trong 5 năm sẽ là khoảng 150 triệu USD, tức hơn 3.300 tỷ đồng.

Nguyên nhân là do nhu cầu thấp và cạnh tranh cao

Nhu cầu thấp: Đa phần hành khách giữa các chuyến Việt – Mỹ là khách du lịch, du học sinh và cộng đồng Việt kiều tại Mỹ về thăm người thân. Lượng khách trên không đảm bảo một nguồn thu lợi nhuận ổn định. Hơn nữa, đây là nhóm khách hàng hay chọn các chuyến bay giá rẻ, nhiều chặng chứ không nhất thiết là bay thẳng.

Cạnh tranh cao: Trong khu vực Đông Nam Á đã có nhiều hãng hàng không mở đường bay thẳng đến Mỹ với nhiều lợi thế như:

Philippines Airlines có lợi thế về khoảng cách địa lý, các chặng bay sang bờ tây nước Mỹ có thời gian ngắn hơn.

Singapore Airlines nổi tiếng về chất lượng và nhu cầu đi lại của giới doanh nhân đến đất nước này cũng cao hơn. Năm ngoái, hãng này đã mở chuyến bay thẳng 17,5 giờ từ Singapore đến San Francisco và dự tính mở thêm các chặng đến Los Angeles và New York vào cuối năm nay.

Thai Airways và Malaysia Airlines đều đang cố gắng mở cửa các chuyến bay thẳng sang Mỹ vào cuối 2018 hoặc đầu 2019. Chưa kể các đối thủ khác như Cathay Pacific Airways và Emirates.

Nếu nói về kinh doanh hàng không nói chung (không chỉ đường bay thẳng tới Mỹ), khi mới hoạt động Vietjet Air từng dự tính phải lỗ trong 3 năm đầu tiên, Jetstar Pacific thành lập năm 1991 nhưng 24 năm sau, tức đến năm 2015 hãng mới có lãi lần đầu tiên với vỏn vẹn 267 triệu đồng.

Tổng Giám đốc Jetstar Pacific - ông Lê Hồng Hà khi đó đánh giá: “Đây là mức lãi rất thấp nhưng lại là dấu mốc quan trọng của JPA vì đây là lần đầu tiên hãng có lãi kể từ khi thành lập năm 1991, cho đến hai lần tái cơ cấu vào các năm 2008, 2012”.

Xem thêm

Kiên Dương