|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ông lớn ngành dầu cọ thế giới: Kế hoạch của EU sẽ phản tác dụng

11:57 | 07/05/2019
Chia sẻ
Ông Franky Widjaja, người đứng đầu một trong những công ty trồng cọ lớn nhất thế giới, đã cảnh báo kế hoạch hạn chế sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học của Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây ra tác dụng ngược.
Ông lớn ngành dầu cọ thế giới: Kế hoạch của EU sẽ phản tác dụng - Ảnh 1.

Chủ tịch một trong những công ty trồng dầu cọ lớn nhất thế giới cho rằng kế hoạch của EU sẽ sớm gây ra tác dụng ngược.

Nguyên nhân là động thái này có thể làm tổn hại đến người trồng dầu cọ và nguồn cung dầu thực vật trong tương lai.

Thế giới cần dầu cọ bởi nguồn cung từ các loạt hạt dầu thay thế sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nhiên liệu ngày càng tăng, Chủ tịch kiêm CEO Franky Widjaja của Golden Agri-Resources (có trụ sở tại Singapore) cho hay. Ông Widjaja còn là thành viên của một trong những gia đình giàu có nhất Indonesia, theo Bloomberg.

Người mua và nhà cung cấp nhiều khả năng sẽ chấm dứt hướng đi thỏa hiệp nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp với EU, ông Widjaja phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.

Tranh chấp giữa khối 28 quốc gia thành viên và một số quốc gia Đông Nam Á đã leo thang trong năm nay khi Indonesia và Malaysia - hai nước cung cấp khoảng 85% nguồn cung dầu cọ của thế giới - đã cảnh báo họ sẵn sàng trả đũa cho bộ luật mang tính phân biệt của EU.

Mặc dù EU cho biết dầu cọ là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, các nước sản xuất loại hàng hóa này lập luận rằng cáo buộc trên là sai lệch và gây bất lợi cho các quốc gia phụ thuộc vào ngành dầu cọ.

Ông lớn ngành dầu cọ thế giới: Kế hoạch của EU sẽ phản tác dụng - Ảnh 2.

Nguồn cung dư thừa gây áp lực lên dầu cọ.

Xuất khẩu dầu cọ đã đem lại cho Indonesia 17,8 tỉ USD năm 2018 và ngành công nghiệp dầu cọ đã đóng góp 3,5% vào GDP của nước này.

Thế giới cần dầu cọ bởi loại dầu đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất thế giới chính là nó, vậy thì tại sao bạn phải loại bỏ dầu cọ và trồng thêm đậu nành, hạt cải dầu để sản xuất được rất ít dầu, ông Widjaja nói.

Công ty của ông đang quản lí hơn 498.000 ha rừng cọ ở Indonesia.

Các nhà sản xuất dầu cọ, loại sản phẩm được sử dụng làm dầu ăn và nhiều thứ khác như kẹo, mỹ phẩm và nhiên liệu snh học, đã bị ảnh hưởng bởi giá dầu cọ giảm, chi phí lao động và bảo dưỡng tăng.

Giá hợp đồng dầu cọ giao sau tại Kuala Lumpur đã giảm 6% trong năm nay, kéo dài đà giảm hơn 30% trong hai năm qua.

So với mức lợi nhuận 74 triệu USD năm 2017, Golden Agri đã báo cáo khoản lỗ ròng 1,77 triệu USD vào năm 2018.

Ông Widjaja đã nhắc lại rằng nhu cầu năng lượng sẽ là chất xúc tác quan trọng trong việc thúc đẩy giá dầu cọ.

Nhờ vào chính sách thúc đẩy sử dụng dầu cọ để tăng lượng cung vượt mức của Tổng thống Joko Widodo, tiêu thụ dầu diesel sinh học của Indonesia dự kiến sẽ tăng 50% trong năm nay lên 6 triệu kiloliter.

Việc Trung Quốc sử dụng cọ methyl ester, một loại nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ, cũng đã thúc đẩy xuất khẩu loại mặt hàng này, ông nói.

Golden Agri, công ty đã bán một chiếc máy nghiền hạt dầu tại thành phố Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc cho công ty nông nghiệp Louis Dreyfus vào cuối năm 2017, sẽ tiếp tục duy trì nhà máy xử lí một triệu tấn đậu nành tại thành phố Ninh Ba như một tài sản chiếc lược.


Trần Nam Thi