|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lí do cấm dầu cọ của EU đã đủ thuyết phục?

16:27 | 09/04/2019
Chia sẻ
Từ dầu ăn đến xà phòng, từ kem chống nắng đến nhiêu liệu sinh học, châu Âu nhập khẩu gần 1,9 triệu tấn dầu cọ mỗi năm. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã vận động chiến dịch chống lại loại hàng hóa này.
Lí do cấm dầu cọ của EU đã đủ thuyết phục? - Ảnh 1.

EU đã có đủ lí do thuyết phục về việc cấm dầu cọ hay chưa?

Nghị sĩ Pháp: lập luận của EU về dầu cọ Malaysia là không có cơ sở

Lập luận của EU là dựa trên niềm tin rằng dầu cọ không phải là "nhiên liệu xanh", đồng nghĩa nó không bền vững với môi trường và không nên được sử dụng vì mặt hàng này gây ra nạn phá rừng.

Nghị viện châu Âu đã nỗ lực loại bỏ việc sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu tái tạo của khu vực bắt đầu từ năm 2023 và cấm toàn bộ vào năm 2030.

Các quốc gia như Malaysia và Indonesia, chiếm 85% tổng nguồn cung dầu cọ toàn cầu, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu EU - nhà nhập khẩu dầu cọ lớn thứ hai của Malaysia - tiếp tục chiến dịch chống lại dầu cọ, theo The Asean Post.

Lập luận của EU được xây dựng trên chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu nền tảng đó có vững chắc như cách EU nói, hay thực tế là EU đang che giấu một chương trình nghị sự tiêu cực hơn nhằm chống lại dầu cọ.

Vào ngày 20/3, Bernama - trang tin tức tại Malaysia - đã đưa tin rằng nhiều nghị sĩ và lãnh đạo chính trị tại Pháp đã thừa nhận chiến dịch tiêu cực của EU đối với dầu cọ của Malaysia là không có cơ sở.

"Các nghị sĩ cho biết họ đứng về phía Malaysia và cảm thấy chúng tôi có môi trường tốt. Đồng thời, họ thừa nhận dầu cọ của chúng tôi đã vấp phải những tin tức tiêu cực. Bản thân họ đứng về phía Malaysia và hoạt động của ngành dầu cọ tại đây không xấu như bị cáo buộc", tờ Bernama trích dẫn phát biểu của Phó Thủ tướng Malaysia Wan Azizah Wan Ismal.

Nạn phá rừng có phải nguyên nhân chính khiến EU loại bỏ dầu cọ?

EU sử dụng nạn phá rừng như một trong những lập luận chính chống lại dầu cọ. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Nếu EU thực sự lo ngại về nạn phá rừng, các số liệu thống kê cho thấy EU tốt hơn hết nên nhìn lại vấn đề của chính mình, thay vì các nước sản xuất dầu cọ như Indonesia và Malaysia.

Theo Công ước về Đa dạng Sinh học, tổng tỉ lệ diện tích rừng của EU là 35% khối lượng đất đai. Trong khi đó, tổng tỉ lệ diện tích rừng của Indonesia là 46,5% và của Malaysia là 59,5%.

Số liệu thống kế thay đổi theo từng nguồn thông tin, tuy nhiên, ngay cả tuyên bố gần đây của ông Wan Aziza rằng tổng tỉ lệ diện tích rừng của Malaysia là hơn 53%, đã chứng minh rừng ở các quốc gia như Malaysia phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với ở châu Âu.

Hơn nữa, vào ngày 4/4, ông Rosely Kussip - Chủ tịch Cơ quan Phát triển Công nghiệp Cao su (RISDA) - tiết lộ các tiêu chuẩn của ngành dầu cọ Malaysia đảm bảo nạn tàn phá rừng sẽ không trở thành một vấn đề.

"Các chủ hộ nhỏ được yêu cầu chặt hạ cây cao su 15 - 20 năm tuổi và thay thế bằng cây cọ. Như vậy, hoạt động trồng rừng này không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái của rừng", ông Kusip nói.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu EU bác bỏ bằng chứng xác đáng rằng dầu cọ không có hại cho môi trường cũng như không làm hỏng hệ sinh thái của các quốc gia, tiếp tục cấm loại hàng hóa này và thay thế nó bằng các loại dầu thực vật được coi là ít hủy hoại môi trường hơn?

Tàn phá đa dạng sinh học là điều không thể

Những người ủng hộ dầu cọ cáo buộc EU đã đưa ra một chương trình nghị sự để thúc đẩy các sản phẩm dầu thực vật thay thế khác như đậu nành, hướng dương hoặc hạt cải dầu và cho rằng những loại dầu này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn.

Một bản báo cáo được công bố năm 2018 cho thấy những người ủng hộ dầu cọ không phải là người duy nhất nghĩ như vậy.

Theo bản báo cáo có tên "Dầu cọ và đa dạng sinh học" của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), các loại dầu thực vật có thể thay thế dầu cọ sẽ gây hại đến môi trường hơn vì chúng cần nhiều đất hơn.

"Hơn một nửa dân số dùng dầu cọ trong thực phẩm nên nếu chúng ta cấm hoặc tẩy chay dầu cọ, các loại dầu cần nhiều đất khác sẽ thay thế", ông Inger Andersen, Tổng Giám đốc của IUCN, phát biểu trong buổi họp báo công bố bản báo cáo trên.

Trên thực tế, dầu cọ, về bản chất, có năng suất cao hơn so với các loại dầu thực vật khác. Điêu này nghĩa là lượng dầu cọ được sản xuất từ một khu vực đất nông nghiệp có thể nhiều hơn so với các loại dầu khác. 

Những loại dầu khác đòi hỏi diện tích đất trông gấp 9 lần so với dầu cọ để sản xuất cùng một lượng dầu.

Dầu cọ hiện tại được sản xuất chỉ từ 10% của tất cả trang trại dành riêng cho cây trồng có dầu, nhưng chiếm 35% khối lượng toàn cầu của tất cả loại dầu thực vật.

Vì vậy, chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật thay thế có thể gây ra thảm họa cho thế giới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi