|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ông chủ Hai Lúa gọi vốn thành công nhờ tâm huyết và sự chất phác

19:16 | 04/10/2018
Chia sẻ
Với sự từ chối của 4 doanh nhân, "cá mập" Hồng Anh là người duy nhất quyết định rót tiền cho mô hình kinh doanh gia đình Hai Lúa trong Shark Tank Việt Nam tối 3/10.
ong chu hai lua goi von thanh cong nho tam huyet va su chat phac Sắp ban hành loạt cơ chế cụ thể gọi vốn đầu tư vào nông nghiệp

Hai Lúa - mong muốn thương mại hoá sản phẩm 40 năm truyền thống gia đình

Xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt Nam ngày 3/10, Công ty TNHH Thực phẩm Hai Lúa – sản xuất chả lụa gọi vốn một tỷ đồng cho 10% cổ phần công ty.

Tuy thương hiệu Hai Lúa mới ra đời khoảng một năm, gia đình của người sáng lập đã làm nghề làm chả lụa hơn 40 năm.

Ngô Văn Minh (sinh năm 1992) thành lập công ty Hai Lúa vào năm 2017, xuất phát từ truyền thống gia đình làm chả từ trước những năm 1975, truyền từ đời bà ngoại đến người cậu, rồi đến lượt Ngô Minh.

Chàng trai kể rằng trước đây anh từng đi lính, sau đó làm công an. Do có niềm đam mê kinh doanh, buôn bán từ thời còn đi học, anh chàng quyết định quay về kinh doanh, nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình.

Do khác biệt về thế hệ, Minh vấp phải rào cản từ phía gia đình, đặc biệt là từ người cha làm trong nghề quân đội. Người nhà muốn kinh doanh theo mô hình “40 năm nay vẫn thế”, còn Minh muốn thay đổi và tạo ra sự phát triển cho nghề làm chả lụa gia đình.

ong chu hai lua goi von thanh cong nho tam huyet va su chat phac
Ngô Minh giới thiệu sản phẩm chả lụa truyền thống. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Ngày trước, gia đình Ngô Minh bán chả lụa cho các tiểu thương, nhưng sau đó thu gọn để mở quán ăn gia đình. Mỗi ngày, Hai Lúa bán 20 kg chả và đang lên kế hoạch đưa hàng vào siêu thị. Tuy nhiên, mức chiết khấu 35% mà các siêu thị đưa ra khiến Ngô Minh phân vân.

Công ty hiện nay có 10 người đều là người thân trong gia đình, số vốn điều lệ là 100 triệu đồng. Năm 2017, Hai Lúa có doanh thu hơn một tỷ đồng, lợi nhuận chưa thuế hơn 600 triệu (chưa tính lương thành viên trong gia đình). Doanh thu hai quý đầu năm 2018 là hơn 640 triệu.

Dựa trên thử nghiệm mô hình sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ đã thành công, Ngô Minh muốn gọi vốn và thương mại hoá sản phẩm. Anh đặt mục tiêu sản lượng hàng tháng đạt 40 kg sau khi đưa vào siêu thị, tương ứng mức doanh thu hàng tháng khoảng 8 tỷ đồng.

Mến anh chàng tâm huyết và chất phác, ông Hồng Anh quyết định đầu tư

Bà Thái Vân Linh chia sẻ sự yêu thích đối với chả lụa. Tuy nhiên, với một công ty mới chỉ tập trung vào sản phẩm và chưa có người đứng ra chuyên về kinh doanh để thương mại hoá sản phẩm, nữ doanh nhân thừa nhận bà không có đủ thời gian để giúp Hai Lúa phát triển. Vì vậy, shark Linh từ chối đầu tư.

Mặc dù rất thích các sản phẩm truyền thống, ông Phạm Thanh Hưng cũng từ chối đầu tư vì e ngại về sự phức tạp của việc phát triển quy mô công nghiệp các sản phẩm truyền thống, như các vấn đề về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh, bán hàng Do không hiểu biết sâu sắc về mảng này nên ông quyết định không đầu tư.

Tương tự như hai nhà đầu tư Linh Thái và Thanh Hưng, ông Nguyễn Mạnh Dũng cũng không am hiểu về thương mại hoá sản phẩm gia đình. Ông chia sẻ, nếu ông không bỏ ra nhiều công sức được thì cũng không giúp Hai Lúa cất cánh nên từ chối tham gia đầu tư. Ông đánh giá rất cao Ngô Minh vì tâm huyết của anh chàng hướng về các sản phẩm truyền thống – lựa chọn mà ít người trẻ dám làm.

ong chu hai lua goi von thanh cong nho tam huyet va su chat phac
Ngô Minh (đứng giữa) cùng người thân trong gia đình. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Về lĩnh vực sản xuất thực phẩm, ông Phú là người có kinh nghiệm nhất. Bản thân ông là một người làm trong ngành thực phẩm quy mô nhà máy, công nghiệp.

Ông Phú nhận định rằng trong ngành thực phẩm, giá nguyên liệu chính chỉ nên chiếm tối đa 25% doanh thu. Phần chi phí còn lại thuộc về khâu phân phối, bao bì, đóng gói, marketing.

Với trường hợp của Hai Lúa - doanh thu 1 tỷ đồng, lợi nhuận chiếm 60%, tương đương chi phí nguyên liệu chiếm tới 40% (chưa kể lương nhân viên, chiết khấu cho siêu thị) doanh thu - thì ông Phú cho rằng, sẽ rất khó khi Hai Lúa thương mại hoá sản phẩm và đối mặt với loạt các chi phí phát sinh khác. Ông nhận định ngành thực phẩm truyền thống do các hộ gia đình quản lý, không tính giá theo dạng công ty, nên họ đặt ra mặt bằng giá trên thị trường rất thấp. Vì vậy, việc cạnh tranh với họ rất mất thời gian. Ông từ chối song hành cùng Hai Lúa.

Trước lời từ chối của 4 “cá mập”, Ngô Minh chia sẻ nếu không nhận được vốn, anh thuyết phục gia đình cầm giấy tờ nhà, để lấy tiền mua máy móc và làm rộng hơn. Tuy nhiên, anh vấp phải rào cản khoảng cách thế hệ khi gia đình không đồng ý. Ngô Minh tin các nhà đầu tư hiểu được tâm nguyện của anh là mong muốn bước ra và thay đổi.

Nhận thấy Ngô Minh là một người chất phác, có tâm huyết, để phát triển đại gia đình, “cá mập” Hồng Anh là người duy nhất quyết định đầu tư.

Trong giới bất động sản, ông Hồng Anh có mối quan hệ với hầy hết các trung tâm thương mại, và ông có thể hỗ trợ Hai Lúa đàm phán tốt hơn để tìm đường vào các trung tâm.

Sau một hồi thảo luận, Ngô Minh và “cá mập” Hồng Anh đạt được thoả thuận: 1 tỷ đồng cho 36% cổ phần của công ty Hai Lúa.

Với tâm huyết và sự chất phác mà nhà đầu tư đánh giá cao, Ngô Minh ra về với lời cam kết đầu tư 1 tỷ đồng cho Hai Lúa.

Tuệ An

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.