|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ôm mộng làm giàu từ vắc xin COVID-19, tỷ phú Trung Quốc ngậm trái đắng

14:36 | 20/12/2021
Chia sẻ
Giấc mơ không thành của tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang khi muốn làm giàu từ vắc xin COVID-19.

Khi COVID-19 bắt đầu lan rộng tại Vũ Hán vào đầu năm ngoái, công ty sản xuất thuốc của tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang tưởng chừng như đã giành được thắng lợi lớn khi hợp tác được với hãng dược BioNTech để sản xuất Pfizer, một trong những loại vắc xin thành công nhất thế giới.

Tuy nhiên, gần một năm sau, vắc xin này vẫn chưa được chấp thuận tại Trung Quốc đại lục. Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh còn cấp phép cho một loại vắc xin có cơ chế mRNA tương tự, được sản xuất trong nước của Công ty Công nghệ sinh học Walax, để tiêm thử nghiệm như một mũi tăng cường.

Những diễn biến này đang đặt ra câu hỏi liệu rằng vắc xin do Mỹ và Đức hợp tác sản xuất, được công ty TNHH Dược phẩm Fosun Thượng Hải của tỷ phú Guo phân phối, còn cơ may nào được sử dụng tại Đại lục - nơi vốn ưu tiên các sản phẩm "cây nhà lá vườn", nữa hay không.

Ôm mộng làm giàu từ vắc xin COVID-19, tỷ phú Trung Quốc ngậm trái đắng - Ảnh 1.

Tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang. (Ảnh: Bloomberg).

Cửa hẹp cho vắc xin "ngoại" tại Trung Quốc 

Việc phê duyệt vắc xin bị trì hoãn là dấu hiệu mới nhất cho thấy các công ty lớn Trung Quốc và các đối tác nước ngoài của họ, dễ bị tổn thương như thế nào trước các chính sách của Bắc Kinh.

Nó cũng cho thấy một tương lai không chắc chắn đối với các nhà sản xuất thuốc toàn cầu khi tiến vào đất nước tỷ dân - thị trường dược phẩm lớn thứ hai thế giới. Hơn 1 tỷ người Trung Quốc đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ truyền thống do Tập đoàn Sinopharm sản xuất.

Các nhà phân tích cho biết rất khó để đoán được khi nào vắc xin Pfizer-BioNTech sẽ được phê duyệt tại Trung Quốc đại lục vì các nhà quản lý chưa công khai lý do vì sao có sự chậm trễ này.

Tương lai bấp bênh là một đòn dáng mạnh vào tham vọng của Guo, 54 tuổi, người trong những năm gần đây đã đưa chăm sóc sức khoẻ trở thành một trong những mảng kinh doanh trọng tâm của tập đoàn mình.

Cổ phiếu của Fosun Pharma hiện thấp hơn 40% so với mức cao nhất trong tháng 8. Giá trị tài sản ròng của riêng Guo đã giảm xuống 3,5 tỷ USD từ mức cao nhất 4,6 tỷ USD năm nay trong bối cảnh nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và nền kinh tế Trung Quốc suy thoái cùng các đợt bùng phát liên tục của đại dịch đã làm tổn thương mảng du lịch và bán lẻ của tập đoàn.

Phản hồi qua email, Fosun Pharma cho biết sự hợp tác của họ với BioNTech "luôn được ủng hộ bởi các cơ quan quản lý có liên quan". Công ty cho biết, quá trình thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt đang được tiến hành theo quy định của pháp luật Trung Quốc.

Đáng chú ý, loại vắc xin này đã được chấp thuận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều tháng. Pfizer - công ty có quyền tiếp thị sản phẩm bên ngoài Trung Quốc đã thu về hàng tỷ USD doanh thu từ loại vắc xin này. Trong khi, cơ quan chức năng đại lục vẫn đang xem xét.

Đổ tiền vào thương vụ với BioNTech

Về thoả thuận hợp tác giữa Fosun và BioNTech, hãng dược Trung Quốc được yêu cầu trả 141 triệu USD vào cuối năm 2020 như một khoản tiền cọc ban đầu đảm bảo cho 100 triệu liều vắc xin xuất khẩu tới Trung Quốc vào năm 2021.

Lô vắc xin đó được in bằng tiếng Trung Giản thể, thay vì tới Đại lục đã cập bến Đài Loan dưới dạng quyên góp trao tặng, các ông lớn sản xuất chip Đài Loan đã là người mua lại từ Fosun.

Ngoài ra, Fosun cũng đồng ý đầu tư 100 triệu USD vào liên doanh với BioTech để sản xuất vắc xin này ngay tại Trung Quốc. Nhà máy sau khi hoàn thành với sự chuyển giao công nghệ từ BioTech dự kiến sẽ sản xuất khoảng 1 tỷ liều mỗi năm. Tuy nhiên, liên doanh này hiện vẫn bị đóng băng.

Sự thất bại của việc hợp tác vắc xin diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang kiềm chế sức mạnh của các ông trùm công nghệ đất nước, khi can thiệp yêu cầu Ant Group hoãn IPO, hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh trò chơi của Tencent,…

Trong lĩnh vực dược phẩm, cơ quan chức năng Trung Quốc hiện cũng đang sẵn sàng để chứng tỏ năng lực sản xuất vắc xin của đất nước, khuyến khích bán vắc xin nội địa trên khắp thế giới như một phương thức ngoại giao thời dịch.

Phát súng đầu tiên trong việc sản xuất vắc xin mRNA đang được Walvax đồng sản xuất với một công ty tại Tô Châu và quân đội. Hiện vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, bao gồm tại Mexico và Indonesia, kết quả dự kiến sẽ có trong cuối năm nay.

Ngoài vắc xin, cơ ngơi tỷ phú Guo còn gì?

Được thành lập vào những năm 1990 bởi Guo, một sinh viên chuyên ngành triết học cùng với ba người bạn học kỹ thuật di truyền tại Đại học Fudan, Fosun khởi nghiệp là một công ty tư vấn. Guo sau đó đã đánh hơi thấy cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực mới khi Trung Quốc mở cửa cho các công ty tư nhân, và Fosun sau đó đã tiến hành hàng loạt các thương vụ M&A.

Tuy nhiên vào thời điểm năm 2015, Guo dường như biến mất khỏi công chúng một thời gian, sau khi Fosun International Ltd., và Fosun Pharma bị đình chỉ. Thời điểm đó công ty cho biết họ đang hỗ trợ các cuộc điều tra do cơ quan tư pháp thực hiện.

Trong những năm tiếp theo, Fosun International đã thoái vốn hàng tỷ USD tài sản. Guo coi chăm sóc sức khoẻ là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với tập đoàn và đơn vị dược phẩm này bán một loạt các thuốc điều trị mọi thứ, từ bệnh tiểu đường tới rối loạn tâm thần.

Fosun Pharma và tập đoàn mẹ đều cho biết họ tiếp tục thực hiện chiến lược toàn cầu, mặc dù nhà sản xuất thuốc này đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với các khoản đầu tư trong nước trong những tháng gần đây.

Đơn cử, tháng 7 năm nay, Fosun Pharma đã ký một thoả thuận với một công ty công nghệ sinh học trong nước để có quyền bán một loại thuốc điều trị COVID-19 đang trong quá trình thử nghiệm.

Trong số các khoản đầu tư trong nước khác, Fosun Phẩm cũng đã mua cổ phần kiểm soát đối với một nhà sản xuất vắc xin trong nước đang phát triển một thứ tương tự Pfizer Prevnar 13 - một mũi tiêm phòng phế cầu từng là loại vắc xin bán chạy nhất thế giới trước khi COVID-19 bùng phát.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên Trường

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.