Dù sản lượng xuất khẩu tiêu giảm nhẹ song kim ngạch vẫn tăng 42%, đạt 938 triệu USD nhờ diễn biến tích cực của giá tiêu. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá tiêu xuất khẩu năm 2022 sẽ duy trì ở mức cao do nguồn cung khan hiếm.
Để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu triển khai 4 giải pháp chính.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương khuyến cáo doanh nghiệp, người dân tham gia cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đại diện Hoàng Phát Fruit cho biết phía Trung Quốc nhiều lần cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam nên xuất khẩu nông sản chính ngạch, vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nghe và ồ ạt xuất đi đường bộ, gây ùn ứ cửa khẩu.
UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị các tỉnh, thành phố khuyến cáo doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạm dừng đưa hàng hóa lên cửa khẩu trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đặc biệt là hàng trái cây, tinh bột sắn và ván bóc.
Cà phê và hạt điều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chính sang EU, lần lượt là 42% và 33%. Xuất khẩu hai mặt hàng này sang EU có sự tăng trưởng tích cực nhờ nhu cầu tiêu thụ cao và ưu đãi thuế quan từ EVFTA.
Trung Quốc sẽ cho phép vận chuyển trái cây Thái Lan bằng đường sắt qua cửa khẩu Bằng Tường (Ping Xiang) ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây từ ngày 4/1.
Kể từ ngày 29/12, Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam khiến hàng nghìn tấn nông sản chưa có đầu ra, nhà vườn lao đao. Hiện, giá thanh long chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg, thay vì 17.000-20.000 đồng/kg như trước kia.
Không xuất được sang Trung Quốc, mít Thái, dưa hấu, thanh long... quay ngược về các thành phố lớn, chất đống trên vỉa hè bán đồng giá chỉ 10.000 đồng/kg.
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc tắc đường, doanh nghiệp phải cho container quay đầu xả hàng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản có thể kéo dài đến sau Tết vì thị trường chưa mở cửa, cung vượt cầu.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết "ai ở đâu ở đó ăn Tết là một xu hướng mới của 2022". Doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung thực phẩm, hàng hóa để người dân có cái Tết đủ đầy.
Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Song, đà tăng trưởng của ngành hàng này đang bị cản trở bởi chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc.
Xuất khẩu sang Trung Quốc tắc đường, các chủ hàng đành phải cho xe quay đầu, "xả hàng" tại các chợ tự phát. Giá mít chỉ còn 5.000 – 8.000 đồng/kg loại 1, còn những loại mít bắt đầu thối hỏng được rao bán đồng giá 10.000 – 20.000 đồng/quả.
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp logistics nếm trái đắng khi Trung Quốc đóng hoặc siết chặt cửa khẩu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng doanh nghiệp "không nên bỏ hết trứng vào một giỏ", tìm kiếm thị trường mới để tránh rủi ro.
Trong số 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh, Agribank đang tạm giữ vị trí quán quân về tiền gửi trong năm với số dư 2 triệu tỷ đồng. MB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao nhất.