Nông nghiệp tuần hoàn là chìa khóa để quản lý hiệu quả các tài nguyên nông nghiệp thông qua tập trung giảm thiểu việc sử dụng các yếu tố đầu vào bên ngoài và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới chiến lược phát triển nông nghiệp, Việt Nam đang từng bước vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới.
Bộ NN&PTNT vừa sắp xếp, tổ chức lại 4 Tổng cục thành 6 Cục và điều động, bổ nhiệm các chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm các đơn vị trực thuộc Bộ.
Mặc dù là một quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển và quan trọng, hệ sinh thái startup công nghệ nông nghiệp (agritech) lại chưa thu hút được quá nhiều sự chú ý.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết lạm phát toàn cầu gia tăng cùng với những biến động về địa chính trị, sự mất giá của các đồng tiền được cho là ba quả tạ tác động đến cả các hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Từ trước khi khủng hoảng lương thực đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu người khắp nơi trên thế giới, các siêu tỷ phú đã gom cho mình hàng nghìn ha đất nông nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, nước ta có đặc thù là sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú nhưng ngành hàng trụ đỡ kinh tế này chưa chủ động được đầu cho sản xuất như giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư.
Theo Bộ trưởng NN&PTNT, việc áp đặt các mệnh lệnh hành chính để kiểm soát giá là không thể trong nền kinh tế thị trường mở, giải pháp căn cơ vẫn là chuyển đổi sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân vô cơ, tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp làm phân bón,...
Sau vụ thu hoạch lúa, Việt Nam có khoảng 43 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ sử dụng 23%, số còn lại được đốt bỏ. Trong khi mỗi tấn rơm rạ rao bán trên Amazon với giá 80 – 100 USD/tấn, nghĩa là Việt Nam lãng phí 2 – 3 tỷ USD/năm.
Dịch COVID-19 tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ của các ngành nông nghiệp trọng điểm như lúa gạo, gỗ, thủy sản… Bộ NN&PTNT giảm các loại thuế và xây dựng cơ chế mở cửa cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Lượng phân bón vô cơ các tỉnh ĐBSCL sử dụng cao hơn 35% so với trung bình toàn quốc. Điển hình như tỉnh Bến Tre sử dụng phân bón vô cơ gấp gần 4 lần lượng trung bình toàn quốc.
Trong mọi kịch bản diễn biến dịch COVID-19 hiện nay, yêu cầu phải giữ vững mặt trận sản xuất, khơi thông luồng vận chuyển, tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.