Nông dân Mỹ bị 'đá' khỏi thị trường Nhật Bản sau khi ông Trump rút khỏi TPP
Bị bỏ lại phía sau vì Mỹ rút khỏi TPP
Trong những tuần gần đây, các nhà sản xuất lúa mì, thịt heo và thịt bò Mỹ đã phàn nàn rằng họ đang nhanh chóng bị đánh bật khỏi thị trường Nhật Bản và được thay thế bởi các đối thủ gồm Canada, Australia và những quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Những quốc gia này đã kí thỏa thuận thương mại với Nhật Bản và có hiệu lực trong mấy tháng trở lại đây.
Các chính trị gia thuộc vùng vành đai trang trại, gồm cả thành phần đến từ đảng Cộng hòa của ông Trump, đang ngày càng lo ngại về những xu hướng thương mại mới nhất với Nhật Bản, làm gia tăng sự bức xúc giữa người nông dân và chủ trang trại về chính sách thương mại bảo hộ của ông.
Người nông dân và chủ trang trại đã chịu nhiều tổn thất vì thuế trả đũa từ Trung Quốc đánh lên các sản phẩm của họ.
"Hiện tại, chúng tôi đang tụt lại phía sau ở Nhật Bản vì các đồng minh khác đã kí thỏa thuận và đang vượt lên và sẽ nhận được lợi ích từ việc giảm thuế. Điều này sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ gặp bất lợi lớn", Steve Daines, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Montana, nói với ông Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại Mỹ, tại một phiên điều trần quốc hội vào tuần trước.
Ông đưa ra ví dụ về sự chật vật của các nhà các nhà sản xuất ngũ cốc tại Montana. "Họ đã mất hợp đồng lúa mạch với khách hàng Nhật Bản và họ đang rất lo ngại", ông nói.
Jim Monroe, phát ngôn viên của Hội đồng sản xuất thịt heo Mỹ, cho biết xuất khẩu thịt heo Mỹ sang Nhật Bản, trị giá 1,6 tỉ USD vào năm ngoái, đã giảm 35% về lượng trong năm nay. Ông nói thêm hôm 1/4 rằng vào đầu năm tài chính của Nhật Bản, việc giảm thuế quan bổ sung sẽ có hiệu lực, khiến Mỹ gặp bất lợi.
Đàm phán nhanh chóng về một thỏa thuận thương mại với Nhật Bản là một trong những ưu tiên hàng đầu của thịt heo Mỹ, ông nói thêm.
Ngoài ra, Tobias Harris, Phó Chủ tịch của Teneo Intelligence, lưu ý nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản từ các nước TPP đã tăng 150% so với năm trước trong tháng 1 - một dấu hiệu khác cho thấy sự thay đổi lớn trong mô hình thương mại đang diễn ra.
"Hàng tuần, những người làm nông nghiệp của chúng ta đang mất dần khả năng cạnh tranh ở Nhật Bản", Wendy Cutler, cựu đàm phán thương mại Mỹ và Phó Chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết.
Nỗi đau của những người nông dân là một lời nhắc nhở chân thật nhất về hậu quả kinh tế từ quyết định của ông Trump, ngay từ khi ông rời khỏi TPP - một hiệp ước thương mại giữa 11 quốc gia Thái Bình Dương gồm cả Nhật Bản - đã được nguyên Tổng thống Mỹ Barack Obama kí kết.
Một thỏa thuận TPP mới, không có Mỹ, đã được kí tại Santiago, Chile vào ngày 8/3/2018. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Mỹ đã phản hồi với tuyên bố sẽ đẩy nhanh kế hoạch đàm phán thương mại với Nhật Bản. Ông Trump và Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản, đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán vào tháng 9 năm ngoái, nhưng những điều này vẫn chưa được chính thức đưa ra.
Kì vọng vào một thỏa thuận song phương mới
Ông Trump dự kiến sẽ có một cuộc họp khác với ông Abe vào tháng 5, sự kiện có thể mang đến cơ hội để kí kết một thỏa thuận song phương giữa hai quốc gia.
Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, có thể gặp ông Lighthizer vào đầu tháng tới.
"Chúng tôi có vấn đề thực sự. Chúng tôi có một tình huống không tốt bây giờ và nó sẽ trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng", ông Lighthizer nói. Ông cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Washington đang lo ngại về số phận của các sản phẩm nông nghiệp Mỹ ở Nhật Bản.
Các quan chức Nhật Bản ban đầu đã tìm cách thuyết phục chính quyền Trump xem xét lại quyết định rời khỏi TPP năm 2017, nhưng sau đó họ đã tiến tới hoàn thành hiệp ước với 10 quốc gia còn lại. TPP không có Mỹ được đổi tên thành CPTPP và có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. Trong khi đó, Tokyo đã kí một thỏa thuận thương mại với EU, có hiệu lực vào ngày 1/2.
Mỹ hi vọng rằng ít nhất họ có thể đảm bảo các điều khoản tương tự về tiếp cận thị trường như các đối thủ châu Âu và Thái Bình Dương đã làm. Tuy nhiên, tiến độ nhanh chóng trong các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản không được đảm bảo. Chính quyền Mỹ vẫn đang phải tập trung vào các cuộc đàm phán với Trung Quốc, và không rõ khi nào họ có thể kết thúc.
Các quan chức Nhật Bản cho biết họ đã được Mexico và Canada khuyên chỉ nên đàm phán với chính ông Lighthizer, vì nhiều nhân viên cấp dưới không có thẩm quyền cam kết với chính quyền ông Trump.
Khi các cuộc đàm phán với Nhật Bản bắt đầu, nhiều vấn đề phức tạp khác có thể xuất hiện, gồm cả vấn đề xuất khẩu ô tô của Nhật Bản, đang bị Mỹ đe dọa áp thuế quan dựa trên cơ sở an ninh quốc gia. Cũng như việc Mỹ kiên quyết trong việc cung cấp tiền tệ để hạn chế bất kì sự mất giá nào của đồng yen.
Ông Lighthizer đã gợi ý rằng Washington và Tokyo có thể đồng ý về một thỏa thuận sớm về nông nghiệp trước khi chuyển sang phần còn lại của thỏa thuận thương mại. Trong khi, Nhật Bản tin họ đã đồng ý hạn chế nghiêm ngặt các cuộc đàm phán về thương mại hàng hóa, với rất ít thảo luận ngoài nông nghiệp.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/