|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nông dân Mỹ chịu nhiều thiệt hại khi hiệp định CPTPP bắt đầu mà không có Mỹ

07:00 | 02/01/2019
Chia sẻ
Ngoài những thiệt hại, ảnh hưởng bởi giá cả hàng hóa thấp và những đòn trừng phạt thuế của Trung Quốc, những người nông dân tại Mỹ đang chuẩn bị đón nhận thêm những vấn đề mới trong năm 2019 khi hiệp định CPTPP sắp sửa bắt đầu.
 
nong dan my chiu nhieu thiet hai khi hiep dinh cptpp bat dau ma khong co my

Ông Raymond Schexnayder Jr., nông dân trồng đậu nành trên trang trại của mình tại ngoại ô Baton Rouge, ở Erwinville, Louisiana, ngày 9/7/2018.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 7 trên 11 quốc gia thành viên phê chuẩn thông qua vào Chủ Nhật, 30/1/2018.

Tính đến hiện tại, hiệp định thỏa thuận thương mại lớn này đã trở thành hiện thực đối với Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore và Việt Nam. 4 thành viên còn lại bao gồm, Brunei, Chile, Malaysia và Peru dự kiến cũng sẽ sớm thông qua phê chuẩn.

Hiệp định quan trọng CPTPP này là phiên bản tân trang mới của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có sự hiện diện của Mỹ, dự kiến sẽ cắt giảm thuế quan thương mại giữa 11 quốc gia thành viên đang đóng góp 14% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, qua đó tạo ra nhiều lợi thế cho các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường giữa 11 quốc gia này.

Mối hiểm họa cho hàng hóa Mỹ

Hàng hóa của các nước nằm ngoài hiệp định như Mỹ dự kiến sẽ có giá thành cao hơn và kém cạnh tranh hơn khi xuất khẩu vào thị trường của 11 nước thành viên CPTPP.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới ban đầu là một trong những quốc gia đầu tiên ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận thương mại lịch sử này dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi hiệp định vào đầu năm 2017.

Các sản phẩm nông nghiệp và thịt của Mỹ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng mạnh tại những quốc gia CPTPP không có thỏa thuận thương mại tự do với Washington.

Nhật Bản là một ví dụ điển hình, nền kinh tế lớn của Châu Á này là thị trường hàng đầu của thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ Hiệp hội thịt bò quốc gia Mỹ, các sản phẩm thịt bò của Úc hiện có thể chiếm lấy thị phần và vị trí của Mỹ bởi thuế thịt bò nước ngoài ở Nhật Bản sẽ cắt giảm 27,5% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thịt bò Úc theo CPTPP.

"Ngành công nghiệp thịt bò Mỹ đang đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần đáng kể tại Nhật Bản, trừ khi có những hành động tức thời được thực hiện để cân bằng cuộc chơi", Kevin Kester, Chủ tịch hiệp hội cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tháng này.

Ở một khía cạnh khác, lúa mì Mỹ cũng đang lâm vào tình trạng tương tự.

Nhờ CPTPP, xuất khẩu lúa mì của Canada và Úc xuất khẩu sang Nhật Bản ngay lập tức được hưởng lợi từ việc giảm 7% giá của chính phủ Nhật Bản, và sẽ hướng đến giảm 12% trong tháng 4, Chủ tịch Liên minh lúa mì Mỹ Vince Peterson cho biết trong một tuyên bố gần đây.

Vào tháng 4, lúa mì Mỹ phải đối mặt với bất lợi về giá bán lại ở mức 14 USD mỗi tấn so với Úc và Canada, ông cũng không quên cảnh bảo thêm rằng ngành công nghiệp lúa mì sẽ phải đối mặt với một chuỗi khó khăn rất lớn tại thị trường Nhật Bản.

Giữa Mỹ và Nhật Bản không có thỏa thuận thương mại tự do, đây cũng chính là một vấn đề mà chính phủ của Tổng thống Trump đã gây áp lực với Tokyo.

So với các quốc gia châu Âu không thuộc của CPTPP, thì các quốc gia Châu Âu này vẫn được kỳ vọng sẽ có giá tốt hơn nhờ thỏa thuận thương mại song phương giữa liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Nếu Mỹ ở lại TPP, thu nhập thực tế của đất nước ước tăng thêm 131 tỷ USD hằng năm, theo báo cáo từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Tuy nhiên giờ đây, "Mỹ không chỉ bỏ qua những lợi ích này mà còn mất thêm 2 tỷ USD thu nhập vì các doanh nghiệp Mỹ sẽ chịu nhiều bất lợi trong thị trường CPTPP," nhóm chuyên gia kinh tế của Viện cho biết trong một báo cáo vào tháng 2/2018.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc tham gia hiệp định sẽ không tốt cho đất nước của ông. Thỏa thuận kinh tế này, theo ông Trump, sẽ làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của Mỹ, tăng thêm gánh nặng vào thâm hụt thương mại và đẩy công việc của Mỹ ra nước ngoài.

Nếu danh sách tham gia vào CPTPP tăng lên, áp lực đối với hàng hóa của Mỹ tại các thị trường ngoại quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cao.

CPTPP giúp Anh mở rộng thị trường mới bên ngoài EU

Vương quốc Anh, trong một tuyên cáo gần đây đã cho biết chính phủ Anh đang xem xét trở thành thành viên CPTPP.

Thỏa thuận này có thể giúp đảm bảo rằng "cuộc chiến thương mại ở Thái Bình Dương sẽ không ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Anh" Bộ Thương mại Quốc tế Anh Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ Nhật vừa qua, 30/12/2018.

Bộ cũng cho biết hiệp định cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Anh nhanh chóng mở rộng sang các thị trường mới tại thời điểm quốc gia có thể không còn có các đặc quyền đặc biệt với EU.

"Tôi chưa bao giờ thấy sự lo lắng như vậy trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ như hiện nay", Steve Okun, Cố vấn cao cấp tại doanh nghiệp tư vấn thương mại quốc tế McLarty Associates, chia sẻ với CNBC vào tuần trước khi đề cập đến những phát triển như CPTPP. Có một cảm giác rằng "thế giới đang tiến về phía trước mà không có chúng tôi", ông nói.


Cẩm Tiên

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.