Nỗi lo dư thừa công suất thép trở lại
Giá thép xây dựng hôm nay (27/10) quay đầu giảm, giá than luyện cốc chạm đỉnh 13 tháng | |
Giá thép xây dựng hôm nay (26/10) tiếp tục tăng nhờ nhu cầu ổn định, tồn kho giảm |
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters |
Cơ quan giám sát an toàn mỏ than của Trung Quốc cho biết, họ sẽ điều tra tất cả các mỏ than trên khắp Trung Quốc từ cuối tháng 10/2018 cho tới cuối tháng 6/2019 nhằm cải thiện các điều kiện an toàn.
Động thái trên diễn ra sau khi một vụ tai nạn mỏ than ở phía Đông tỉnh Sơn Đông đã khiến 8 người thiệt mạng trong ngày Chủ nhật tuần trước. Cho tới nay, 41 mỏ than ở tỉnh này đã bị yêu cầu ngừng hoạt động để kiểm tra an ninh.
Giá than luyện cốc – một nguyên liệu thô sản xuất thép quan trọng – cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu cao từ các nhà máy sản xuất thép vì họ phải tăng cường sản xuất trước đợt cắt giảm sản lượng trong mùa Đông tới. Theo dữ liệu từ Mysteel, dự trữ sản phẩm thép hàng tuần tại Trung Quốc giảm 490.700 tấn xuống còn 9,8 triệu tấn tính tới ngày 26/10. Trong đó, dự trữ thép thanh giảm 8,2% và thép cán cuộn nóng lùi 0,5%.
Công suất sản xuất thép sắp gia tăng?
Được thúc đẩy bởi đà tăng của giá thép, nhiều công ty đang rót vốn vào các nhà máy mới – vốn chuẩn bị bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất ngay khi tăng trưởng nhu cầu của các nguyên vật liệu xây dựng suy giảm, các vị giám đốc trong ngành cho biết.
Giá thép đã tăng 70% kể từ khi chạm mức đáy thập kỷ vào cuối năm 2015. Nguyên nhân là do tăng theo chu kỳ, lập trường bảo hộ thương mại trỗi dậy và việc cắt giảm công suất gần 150 triệu tấn ở Trung Quốc – quốc gia sản xuất gần một nửa của 1.6 tỉ tấn thép trên thế giới.
Cổ phiếu của các công ty sản xuất thép trên toàn cầu đều tăng vọt kể từ cuối năm 2015, thời điểm công suất sản xuất thép dư thừa châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngành thép và kết quả là nhiều nhà máy đóng cửa, phá sản và cắt giảm việc làm. Cổ phiếu ArcelorMittal – nhà sản xuất thép lớn nhất trên thế giới – đã leo dốc 135% trong giai đoạn đó.
“Với chu kỳ kinh tế đi lên trong vòng 2 - 3 năm, vấn đề công suất dư thừa đã gần như biến mất”, Wolfgang Eder, tổng giám đốc Voestalpine, nói với Reuters tại một hội nghị ở Tokyo. “Thế nhưng, hiện nay, vấn đề đó đã trở lại vì dường như, chúng ta gần hoặc đã chứng kiến đỉnh điểm của chu kỳ tăng”.
Hiệp hội ngành thép Worldsteel dự báo, nhu cầu thép – một ngành được xem là thước đo về sức khỏe kinh tế - sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và 1,4% trong năm tới.
Họ không hề đưa ra con số dự báo cho năm 2020, nhưng nhiều người cho rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ còn giảm thêm trong năm 2020.
Về phía nguồn cung, trong giai đoạn 2018 - 2020, công suất sản xuất thép có thể tăng thêm 52-91 triệu tấn (tương ứng 2,3 - 4%), theo nhận định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tức tăng trưởng khoảng 1%/năm.
“Nhìn qua, mức dự báo tăng trưởng nhu cầu vượt quá tăng trưởng về công suất. Tuy nhiên, phần lớn đà tăng trưởng được cho là sẽ diễn ra trong năm 2018, vì vậy xuất hiện nỗi lo là điều gì sẽ xảy ra khi nhu cầu tăng trưởng chậm lại”, ông Jeremy Platt tại công ty tư vấn MEPS cho hay.
Theo OECD, Trong năm 2017, công suất sản xuất thép giảm năm thứ hai liên tiếp xuống 2.25 tỉ tấn, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa công xuất và sản lượng từ 730 triệu tấn xuống còn 561 triệu tấn.
Những công ty sử dụng thép trong ngành xe hơi châu Âu cho biết, nguồn cung đang thắt chặt. Tuy nhiên, xét trên cấp độ toàn cầu, khoảng cách giữa công suất thép và sản lượng trên 450 triệu tấn được xem là dư thừa, cho thấy các nhà máy sản xuất thép vẫn còn hơn 20% công xuất dư thừa.
“Vấn đề của khoảng chênh lệch cung – cầu chỉ mới giải quyết được một nửa”, Koji Kakigi, tổng giám đốc của công ty sản xuất thép lớn thứ hai Nhật Bản JFE Steel, cho biết tại hội nghị Tokyo.
Kakigi và Kosei Shindo – chủ tịch của công ty sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel – cũng kêu gọi giải quyết vấn đề công suất thép dư thừa tại Diễn đàn Toàn cầu về Công suất Thép Dư thừa. Đây là diễn đàn do nhóm G20 lập ra trong năm 2016 nhằm giải quyết vấn đề công suất dư thừa, cũng như các hỗ trợ từ Chính phủ đã gây ra tình trạng trên và dẫn tới căng thẳng thương mại.
Trước đó trong năm nay, Washington đã đơn phương hành động, áp thêm thuế 25% lên thép nhập khẩu. Hàng rào thuế quan này nhanh chóng châm ngòi cho các đợt trả đũa và cuối cùng là leo thang thành cuộc chiến thương mại toàn cầu – một yếu tố có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Giá thép xây dựng hôm nay giảm
Giá thép này hôm thứ Sáu đóng cửa tăng 1.2% lên 4.288 nhân dân tệ/tấn (617,47 USD/tấn). Giá thép thanh trên sàn SHFE đã nới dài chuỗi tăng sang ngày thứ năm liên tiếp và chạm mức cao nhất trong 6 tuần giữa lúc hàng tồn kho suy giảm.
Giá các loại nguyên liệu thô khác cũng đồng loạt tăng.
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giao tháng 1/2019 đóng cửa tăng 1,2% lên 538.5 nhân dân tệ/tấn (77,54 USD/tấn).
Giá than cốc giao tháng 1/2019 tăng 0,1% lên 2.437 nhân dân tệ/tấn (350,93 USD/tấn).
Trong khi đó, giá than luyện cốc hôm thứ Sáu đóng cửa tăng 1,1% lên 1.409 nhân dân tệ/tấn (202,90/tấn), sau khi chạm đỉnh 13 tháng ở 1.433 nhân dân tệ/tấn (206,35/tấn) trong phiên.
Xem thêm |