'Nội chiến' có xảy ra trong cuộc họp OPEC sắp tới?
OPEC và các nước sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng | |
Tại sao Mỹ vẫn tăng sản lượng dầu thô ngay cả khi giá giảm mạnh? | |
Giá dầu đang lao dốc, vì đâu? |
OPEC và 10 quốc gia đồng minh khác trong đó có Nga có thể phải đưa ra lựa chọn đầy căm go giữa lợi ích của các nước khai thác dầu thô và nhu cầu thị trường, theo nhận định của nhiều chuyên gia.
Chính sách thắt chặt sản lượng của OPEC sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp giữa các quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào ngày 22/6 tại Vienna. Lựa chọn nới lỏng sản lượng hoặc duy trì nguồn cung như hiện tại sẽ được đưa ra tại cuộc họp này.
Arab Saudi và Nga được cho là sẵn sàng tăng sản lượng. Trong khi đó, các quốc gia khác như Iran và Iraq phản đối ý kiến này. Vì vậy, buổi thảo luận sắp tới được dự báo sẽ có nhiều tranh cãi.
Ông Eugen Weinberg, trưởng bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng Commerzbank, nhận định “Đây có thể là cuộc họp OPEC tồi tệ nhất kể từ năm 2011. Bất đồng về quan điểm về sản lượng có thể là vấn đề lớn”.
Cuộc họp OPEC diễn ra cuối năm 2011 từng chứng kiến “nội chiến” giữa các thành viên về việc giải quyết vấn đề giá dầu tăng quá cao (khoảng 118 USD/thùng) bằng cách tăng sản lượng. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất muốn tăng sản lượng nhằm hạ nhiệt giá dầu tuy nhiên các nước thành viên OPEC khác trong đó có Iran và Venezuela lại không muốn thay đổi nguồn cung. Tại thời điểm đó, Arab Saudi miêu tả đây là cuộc họp tồi tệ nhất trong lịch sử.
Ông Weinberg cho rằng OPEC nên cố gắng tìm ra giải pháp tuy nhiên điều này không hề đơn giản.
“Tôi nghĩ rằng OPEC sẽ tìm cách xoa dịu tình hình hiện tại tuy nhiên điều này rất khó. Các phe ý kiến đều là những những quốc gia khai thác dầu thô lớn. Một bên là Arab Saudi, Kuwait và Nga ủng hộ tăng sản lượng và bên còn lại là Iran, Iraq muốn giữ nguyên mức sản lượng hiện tại”.
“Phương án nào khả thi nhất vẫn là câu hỏi gây đau đầu các nước”, ông Eugen Weinberg nhận định.
Thỏa thuận giảm sản lượng giữa OPEC và một số nước ngoài tổ chức được ký vào cuối năm 2016 đã giúp lượng dầu thừa giảm xuống gần ngưỡng trung bình 5 năm và đẩy giá dầu phục hồi từ mức thấp 25 USD/thùng năm 2014.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ thúc đẩy Arab Saudi và các thành viên OPEC tăng sản lượng.Hồi tháng 4, Tổng thống Donald Trump chỉ trích giá dầu tăng gây ảnh hưởng xấu đến người dân Mỹ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tháng trước cho hay tháng trước Washington đang cố gắng thuyết phục các nước tăng sản lượng dầu thô nhằm giảm ảnh hưởng của lệnh trừng phạt lên Iran. Bên cạnh đó, nguồn cung dầu thô của Venezuela cũng được dự đoán sẽ giảm do khủng hoảng kinh tế, chính trị.
Xem thêm |