Số liệu từ NHNN cho biết tính đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn đã lên tới 6,16% trên tổng dư nợ.
Theo Chứng khoán KBSV, trong quý III, biên lãi thuần của ngành ngân hàng sẽ tạo đáy, trong khi nợ xấu lập đỉnh và dần cải thiện. KBSV cho rằng đây là cơ hội tốt để tích lũy dài hạn cổ phiếu ngân hàng.
Theo đánh giá CAMEL của Yuanta Việt Nam, Vietcombank, ACB hiện đang dẫn đầu ngành ngân hàng nhờ có chất lượng tài sản vượt trội và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao và tỷ lệ lãi dự thu thấp.
Các nhà phân tích từ Mirae Asset cho rằng bất chấp kết quả kinh doanh không mấy khả quan, những yếu tố tiêu cực đối với ngành ngân hàng đang được cải thiện, từ đó thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư. Theo đó, chiến lược phù hợp với cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh hiện nay là mua và nắm giữ dài hạn.
Triển vọng ngành ngân hàng được dự báo không quá sáng màu với tín dụng tăng chậm, tăng trưởng lợi nhuận giảm, tuy nhiên với sự hỗ trợ từ chính sách, áp lực nợ xấu sẽ được trì hoãn đến hết nửa đầu 2024.
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay của năm ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc sẽ là cơ sở để đưa ra nhận định về triển vọng lợi nhuận trong ngắn hạn của lĩnh vực ngân hàng.
Chuyên gia phân tích của MBS dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm sẽ giúp kích cầu tín dụng, tuy nhiên cuộc cạnh tranh về thị phần tín dụng sẽ trở nên gay gắt hơn.
Nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trong hai quý đầu năm trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và sự đóng băng của thị trường bất động sản, trái phiếu. SHB và Kienlongbank là hai ngân hàng duy nhất có số dư nợ xấu giảm trong kỳ.
Trong quý II, SeABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 946,5 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng vẫn lãi trước thuế trên 2.000 tỷ đồng.
Những ngày cuối tháng 7, các ngân hàng đã rục rịch công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm với bức tranh sơ bộ cho thấy kết quả không quá lạc quan.
VCBS đánh giá vào cuối năm 2023, lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ giảm tốc và có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm trong 2024 khi thị trường bất động sản và tình hình vĩ mô xấu đi.
Theo khảo sát từ các ngân hàng thương mại, 2023 là năm có nhiều thử thách với ngành ngân hàng, không kỳ vọng sự đột phá trong nửa cuối năm. Nợ xấu được các ngân hàng nhận diện là thách thức lớn nhất phải đối diện trong thời gian tới.
Các chuyên gia phân tích cho rằng rủi ro nợ xấu từ lĩnh vực bất động sản là có và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, sẽ khó xuất hiện rủi ro cho toàn hệ thống và việc trích lập dự phòng đột ngột tại các ngân hàng.