|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nợ vay vượt 8.000 tỷ, Đạm Hà Bắc đã lỗ 2.332 tỷ đồng

20:46 | 06/02/2018
Chia sẻ

Công ty Cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (mã chứng khoán DHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2017. Theo đó, trong quý doanh thu thuần của thương hiệu phân bón "huyền thoại" của miền Bắc này đạt 730 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
no vay vuot 8000 ty dam ha bac da lo 2332 ty dong Lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng, Đạm Hà Bắc thoái vốn toàn bộ các công ty
no vay vuot 8000 ty dam ha bac da lo 2332 ty dong Lỗ nghìn tỷ, cổ phiếu Đạm Hà Bắc lên sàn để… rơi
no vay vuot 8000 ty dam ha bac da lo 2332 ty dong Lên sàn với hơn 1.700 tỷ đồng lỗ lũy kế, Đạm Hà Bắc bị 'quay lưng'
no vay vuot 8000 ty dam ha bac da lo 2332 ty dong
Đạm Hà Bắc là một trong 4 "quả đấm thép" chìm trong thua lỗ của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Chi phí lãi vay quá cao lên tới 191 tỷ đồng, doanh thu tài chính giảm mạnh khiến công ty tiếp tục chìm trong thua lỗ. Mức lỗ của quý 4 đạt 125 tỷ đồng, nhưng giảm đáng kể so với mức lỗ 349 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016.

Luỹ kế cả năm 2017, Đạm Hà Bắc đạt doanh thu 2.499 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Tuy nhiên, chi phí lãi vay lên tới 711 tỷ đã khiến số lỗ cả năm của công ty lên tới 611 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lỗ này vẫn là "bứt phá" so với con số lỗ khủng 1.051 tỷ đồng của năm 2016.

Chìm trong thua lỗ, luỹ kế đến nay Đạm Hà Bắc đã lỗ tổng cộng 2.332 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản của Đạm Hà Bắc giảm nhẹ xuống 9.710 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản dài hạn với 8.358 tỷ đồng.

Nợ phải trả của công ty lên tới 9.198 tỷ đồng. Nợ vay tài chính là áp lực lớn và chi phối kết quả kinh doanh đối với Đạm Hà Bắc. Cụ thể, công ty có tới 8.000 tỷ nợ vay phải gánh lãi, trong đó nợ dài hạn là 7.307 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 650 tỷ đồng.

Trong tháng trở lại đây, giá cổ phiếu DHB của Đạm Hà Bắc cũng giảm hơn 28%, giá chỉ còn 4.800 đồng/cổ phiếu.

Đạm Hà Bắc là một trong 4 "quả đấm thép" thua lỗ của Vinachem, thuộc 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương. Theo kế hoạch của Vinachem, trong năm 2018, Vinachem sẽ bán hết vốn tại Đạm Hà Bắc. Tuy nhiên, với việc thua lỗ nặng như hiện nay, kế hoạch này có lẽ khó thành công.

Đạm Hà Bắc là một thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với những người nông dân và được cho là "huyền thoại" của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc của thế kỷ trước.

Nhà máy được hình thành trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh năm 1960. Sau nhiều lần phân tách rồi sáp nhập, phát triển, đến năm 1975, nhà máy phân đạm Hà Bắc chính thức được hợp nhất.

Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng.

Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.

Nhưng năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, năm 2019 Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, thì số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.

Bạch Dương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.