|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Góc nhìn chuyên gia: NĐT chứng khoán phải đau để biết giá trị của chiến thắng mà bảo vệ thành quả

08:40 | 22/05/2022
Chia sẻ
Kinh tế trưởng SSI nêu quan điểm, nguồn thông tin luôn được cập nhật hằng ngày và mỗi người đều có thể cập nhật, nên dễ dẫn đến tâm lý đầu tư không thua kém gì các chứng sỹ lâu năm. Nhưng thật ra chỉ những người từng bị “gấu vả” rồi thì kinh nghiệm hơn hẳn rất nhiều.

“Cổ phiếu tốt mà chưa bán thì chưa phải là lỗ” một lời dường như chỉ sự an ủi của các nhà đầu tư khi thua lỗ xảy ra, nhưng trên thực tế lại là chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực. 

Trong talk show Bí mật đồng tiền mới đây với chủ đề  “no pain no gain” tức là không đau thì không gặt hái được. Các chuyên gia đã mang đến những góc nhìn làm thế nào để biến “lỗ” trở thành một khoản đầu tư tạo nhiều giá trị trong tương lai.

Bàn luận về “pain”, nhà đầu tư hơn 20 năm bám trụ trên thị trường - ông Trần Tiến Dũng nghĩ rằng việc “đi xuống” là đương nhiên và các nhà đầu tư nên nhìn nhận đó như một cách nâng cao trải nghiệm trên thị trường.

ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI cũng đồng ý với quan điểm, “phải đau để biết giá trị của chiến thắng mà bảo vệ thành quả”. Thực tế, nguồn thông tin luôn được cập nhật hằng ngày và mỗi người đều có thể cập nhật, nên dễ dẫn đến tâm lý đầu tư không thua kém gì các chứng sỹ lâu năm. Nhưng thật ra chỉ những người từng bị “gấu vả” rồi thì kinh nghiệm hơn hẳn rất nhiều.

Ở góc độ chuyên phân tích kỹ thuật, ông Dũng cũng chia sẻ rằng đã trải qua “4 đỉnh núi và 3 vực sâu” của thị trường chứng khoán và phải như thế thì mới tìm ra được cách nhân tài khoản. “Đi xuống ta phải là phép tính trừ và đi lên ta phải làm được phép tính nhân” ông nói.

Chuyển động của các phiên tăng vọt gần đây, thị trường vẫn chưa cho thấy dấu hiệu xác nhận nào, nhưng cũng phần nào khiến tâm lý nhà đầu tư đỡ hoảng sợ hơn. Song song đó, kinh tế trưởng SSI cũng ví von “thị trường hai phiên tăng tựa như cầu vồng sau cơn mưa, tình hình tới chưa thế nào nhưng ít nhất là ta có cái để ta ngắm”.

Theo diễn biến gần đây, cơ quan quản lý thị trường liên tục có các động thái bình ổn như công bố giao dịch tự doanh, yêu cầu các sở giao dịch có cảnh báo và yêu cầu các doanh nghiệp có niêm yết công bố giải trì rằng tại sao các cổ phiếu “tăng dốc, giảm sâu” 5 đến 10 phiên liên tiếp. 

Về các giải pháp trên, ông Dũng cho biết, đó là không phải giải pháp mà là sửa sai, mà điều đó sẽ tạo điểm nhấn rất tốt cho toàn thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân như ông. Bởi nhà đầu tư dựa vào cơ sở đó để lấy số liệu và có thể quan sát được chuyển động của tổ chức. 

Ở khía cạnh khác, ông Phạm Lưu Hưng chia sẻ rằng bản thân thiên hướng các giải pháp dài hạn hơn, việc công bố thông tin thì chỉ mang tính ngắn hạn. "Tôi vẫn thích những giải pháp mà ở đó có thể giúp cho Việt Nam dễ dàng nâng hạng, hay hệ thống mới có thể đưa vào hoạt động để chúng ta triển khai các sản phẩm mới, dịch vụ mới".

  Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI. Ảnh: BMDT. 

Cùng với đó, một giải pháp được nhà đầu tư ghi nhận với việc thay đổi cách tính giá đáo hạn của chỉ số phái sinh gần đây, thay vì dùng giá cuối cùng thì giờ là giá trung bình của 30 phút. Điều này, sẽ làm cho “hiện tượng lạ” tại thị trường sẽ chững hơn rất nhiều.

Theo quan sát, thị trường chứng khoán trong nước được nhận định là dần mang tính khoa học hơn, khi các cơ quan quản lý đang rất chịu khó lắng nghe ý kiến và phản hồi nhanh chóng cho giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng liệu thay đổi đó có khiến Việt Nam lọt vào mắt xanh của các tổ chức quốc tế hay không?

Trước ý kiến trên, ông Phạm Lưu Hưng đã cho ví dụ xác thực về câu chuyện nâng hạng vừa qua. Khi Việt Nam có khả năng cao trong tiếp cận nâng hạn với FTSE Russell, thị trường thỏa mãn 7/9 trong bộ tiêu chí và tổ chức quốc tế chỉ quan tâm đến "chu kỳ thanh toán - DvP" đang còn thiếu sót của ta. 

Tuy nhiên với MSCI, các biện pháp thanh lọc thị trường trong thời gian này nhằm chờ kết quả đánh giá mà MSCI sẽ công bố vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới, sẽ tích cực hơn.Tuy nhiên cũng chưa đủ để được đưa vào danh sách chờ xét.

Ngoài ra, ở vai trò là nhà đầu tư cá nhân, ông Phạm Lưu Hưng chia sẻ rằng với câu chuyện dòng vốn ngoại hay tăng trưởng cao, cũng chỉ mang tính “nước xa” và nó sẽ không cứu được “lửa gần”, khi tài khoản đã full margin thì nên ưu tiên xử lý danh mục trước khi các câu chuyện dài hạn xảy ra. 

Ví dụ thực tế, năm 2018, GDP nước ta tăng trưởng khá cao ở mức 7%, ngay khi đó rất nhiều nhà đầu tư bị cháy tài khoản. “Những câu chuyện nước xa như thế thì cũng nên biết nhưng mà những cái thứ ở gần mà nó cháy tài khoản thì cũng nên để ý” ông nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/