Nikkei: Việt Nam giảm thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Công nhân tại một nhà xưởng may tại tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Nguồn: Reuters |
Trước đó, viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ rà soát lại khoảng 4.000 điều kiện kinh doanh và các quy định dựa trên các nguyên tắc thị trường của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhằm xoá bỏ những hạn chế về cạnh tranh.
Báo cáo từ CIEM chỉ ra, cần xóa 50% điều kiện kinh doanh vì không hợp lý và gây khó khăn cho doanh nghiệp, như tạo ra rủi ro, hạn chế tiếp cận thị trường, hạn chế tính sáng tạo và gây ra cạnh tranh không lành mạnh. Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó giám đốc của CIEM, tổng quan cũng cho thấy một số quy tắc xảy ra tình trạng chồng chéo. Điều này có nghĩa các SME phải tuân thủ các điều kiện giống như các doanh nghiệp lớn.
Theo đó, Bộ Công thương dự kiến giảm 1.200 điều kiện đang áp dụng cho kinh doanh và đầu tư, được mô tả như một sự thay đổi lịch sử trong môi trường hành chính của Việt Nam.
Đại diện của Bộ Công thương trong tuần trước cho biết các chi tiết khác của kế hoạch sẽ được công bố trong những tháng sắp tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết động thái này sẽ là bước đột phá vượt qua mong đợi của ông.
Các chuyên gia phân tích và doanh nghiệp thường phàn nàn rằng có quá nhiều điều kiện và quy định đối với các doanh nghiệp không đáp ứng được các quy định quốc tế, chẳng hạn như yêu cầu tối thiểu hoặc vốn pháp định hoặc các quy tắc về nguồn nhân lực. Nếu còn tiếp tục giữ các điều kiện, được gọi là giấy phép phụ, cũng có thể làm cho các doanh nghiệp dễ rơi vào hoạt động tham nhũng và hối lộ.
Một cuộc điều tra của Diễn đàn Khu vực Tư nhân Việt Nam cho thấy 44% doanh nghiệp cho biết họ đã bỏ lỡ cơ hội thị trường vì những rào cản pháp lý và hạn chế.
Việc giảm các thủ tục hành chính là một phần trong các cải cách về thể chế liên tục của Bộ, hứa hẹn làm giảm bớt gánh nặng hành chính đối với các doanh nghiệp. Bộ Công Thương quản lý 27 ngành với tổng số 1.220 giấy phép, và có hơn 5.700 điều kiện kinh doanh ở Việt Nam.
Gần đây, một số công ty mới thành lập của Việt Nam đã đăng ký kinh doanh tại Singapore thay vì Việt Nam, hưởng lợi từ trình tự hành chính nhanh chóng và hỗ trợ từ đảo quốc này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới thành lập của Việt Nam cũng dễ dàng huy động vốn đầu tư từ các nguồn ở nước ngoài hơn khi ở trong nước.
Theo Nikkei, so với các nước Đông Nam Á về chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp thứ 82 trong số 190 nền kinh tế, xếp sau các nước láng giềng như Singapore (đứng thứ 2), Malaysia (23), Thái Lan (46) và Brunei (72).
WB gợi ý Việt Nam cần phải hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu, đặc biệt là trong việc xử lý giấy tờ cấp giấy phép xây dựng, tiếp cận vốn, đăng ký tài sản và thực thi hợp đồng.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang dần thay đổi vì chính phủ đang tìm cách phát triển khu vực tư nhân. Tuy nhiên, kết quả chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của doanh nghiệp, cũng như mục tiêu của Chính phủ.
Kể từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, với mục đích từng bước chuyển đổi từ kinh doanh nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp tư nhân phát triển nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức một loạt các cuộc họp, đàm thoại và hội nghị với các doanh nghiệp trong nước trong năm nay, cam kết tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn cho khu vực tư nhân và SME.
Bộ Công Thương tiếp tục kiểm soát thủ tục hành chính Sáng 25/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam tổ chức hội ... |
Bộ Công Thương giảm kỷ lục 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh Ngày 20/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn ... |