Nikkei: Ấn Độ đang bị các quốc gia như Việt Nam bỏ xa trong cuộc đua thành công xưởng thế giới
Kể từ khi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng cùng với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, đã có nhiều ý kiến cho rằng các công ty đa quốc gia phương Tây nên dịch chuyển khỏi Trung Quốc để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, Nikkei Asia đưa tin.
Hơn nữa, ý kiến khác cho rằng vì chi phí và quy mô được đa dạng hóa từ Trung Quốc sang các đối tác châu Á khác nên sự phụ thuộc vào các trung tâm của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là cần thiết. Về lý thuyết, Ấn Độ với lực lượng lao động lớn sẽ là một đối tác lý tưởng.
Song, vào hồi tháng 1, Ngân hàng Đầu tư Thụy Sỹ (UBS) đã lưu ý trong một báo cáo "Tìm kiếm lại chuỗi cung ứng: ở đâu, cái gì và bao nhiêu?" (Reshoring the supply chain: where, what and how much?), việc các công ty đa quốc gia phương Tây đang rút lui khỏi GVC ở Trung Quốc là điều không hoàn toàn rõ ràng.
UBS cho rằng, mặc dù mức lương ở Trung Quốc cao gần gấp ba lần ở Ấn Độ, nhưng chi phí sản xuất ở đây lại thấp hơn Ấn Độ khoảng 5%. Với quy mô kinh tế lớn hơn của Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình.
Ngoài quốc gia được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với thị trường nội địa khổng lồ là Mỹ, Ấn Độ là quốc gia lớn duy nhất vắng mặt trong cả hai thỏa thuận thương mại lớn của khu vực. Đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do phương Tây dẫn đầu và Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Không tiếp cận những ưu đãi của các hiệp định kể trên, Ấn Độ sẽ cực kỳ khó tiếp cận với bất kỳ GVC nào đang muốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Hơn nữa, khả năng các công ty Ấn Độ có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội tiếp cận các gói ưu đãi vốn không cao.
Theo một báo cáo năm 2017 "Tận dụng FTA - Cơ hội đang chờ đợi cho ngành công nghiệp Ấn Độ" của Deloitte, chưa tới 3% các công ty Ấn Độ đang tận dụng các hiệp định thương mại, so với 80% ở các nước tiên tiến. Lý do chủ yếu là vì Ấn Độ không nhận ra được những lợi thế ưu đãi đi kèm của các hiệp định thương mại.
Một thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự hội nhập của một nền kinh tế vào GVC là cơ sở dữ liệu "Thương mại trong chuỗi giá trị gia tăng và toàn cầu" của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Theo số liệu của lần cập nhật dữ liệu cuối cùng năm 2015, yếu tố giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ là 34,1%, so với con số khổng lồ 55,7% của Việt Nam, dẫn đầu ở châu Á. Tất cả các nền kinh tế lớn của châu Á đều có tỷ trọng cao hơn Ấn Độ.
Sự thật là việc Ấn Độ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu là những "suy nghĩ mơ mộng" được sinh ra từ địa chính trị nhiều hơn là kinh tế học đúng đắn. Nikkei Asia nhận xét, các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á như Việt Nam đang bỏ xa Ấn Độ trong việc giành lấy bất kỳ khối GVC nào đang được chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Ấn Độ có thể là nền kinh tế đông dân nhất thế giới, nhưng Trung Quốc và các nền kinh tế Đông Nam Á như Việt Nam sẽ vẫn là công xưởng của thế giới trong tương lai gần.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/