Những thương vụ triệu USD của Indochina Land và sự trùng lặp ‘khó tin’ từ hồ sơ Paradise
Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố trên trang web offshoreleaks.icij.org cho thấy, kết quả tìm kiếm với từ khóa "Vietnam" hiển thị 13 thực thể (Offshore entities), 25 cá nhân (Officers) và 20 địa chỉ (Addresses) được nhắc đến trong hồ sơ Paradise (hay còn được gọi là "Hồ sơ Thiên đường").
Trong danh sách này xuất hiện cái tên khá quen thuộc là Ryder - Peter Raymond.
Theo hồ sơ Paradise, Ryder - Peter Raymond có địa chỉ số 12 ngõ 31/75 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, Việt Nam, là giám đốc 4 công ty gồm: Indochina International Realty (từ tháng 1/2008 – 2/2010), Indochina Quang Nam Resort Holdings Ltd (từ tháng 3/2008 – 2/2010), Indochina Land Hanoi Real Estate Development Company Ltd (từ tháng 11/2007 – 2/2010), Indochina Quang Nam Resort Holding III (từ tháng 6/2008 – 2/2010). Các công ty này đều có đăng ký tại "thiên đường thuế" Cayman Islands.
Ngoài cái tên, Ryder - Peter Raymond thì các cá nhân Diep - Tony Xuan, Pham - Brian Quan, Ninh – Nguyen Quang, Nguyen – Thanh Oai, Roche - Thomas Paul cũng được nhắc đến trong hồ sơ này với tư cách là giám đốc 4 công ty trên.
Tất cả các cá nhân nêu trên đều trùng tên với “bộ sậu” của Indochina Land – một nhánh đầu tư bất động sản của Indochina Capital tại Việt Nam.
Không những vậy, địa chỉ số 12 ngõ 31/75 đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, TP Hà Nội của ông Ryder - Peter Raymond trong hồ sơ Paradise cũng trùng lặp với địa chỉ đăng ký thường trú của ông Ryder Peter Raymond – Chủ tịch công ty TNHH Indochina Land Management Việt Nam (Indochina Land).
Công ty này có 100% vốn nước ngoài, được đăng ký lại vào tháng 5/2007 với vốn điều lệ 710.000USD (tương đương 11,435 tỷ đồng). Đến tháng 1/2017, Indochina Land đã tăng vốn điều lệ lên gần 23 tỷ đồng.
Chủ sở hữu của Indochina Land là công ty Indochina Land Management Mã số doanh nghiệp .CR-165845 do phòng ĐKKD Cayman Island cấp, có địa chỉ Floor 4, Willow House, Cricket Square, P.O. Box 2804, Grand Cayman, KY1-1112, Cayman Islands.
Tại Việt Nam, Indochina Land đã thực hiện hàng loạt dự án bất động sản như: sân Golf The Montgomerie Link (7.500.000USD), dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Nam Hai (16.200.000USD), dự án Six Senses Spa At Condao (8.000.000USD), dự án khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency Danang Residences (40.500.000USD), Dự án tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội (44.000.000USSD), dự án căn hộ River Garden Executive Residences, dự án Indochina Riverside Towers (11.000.000USD).
Trong đó, đáng chú ý dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Nam Hai (Hội An, Quảng Nam), đây là khu nghỉ mát toàn biệt thự, với diện tích 31 ha, bao gồm 60 phòng khách sạn dạng biệt thự và 40 căn biệt thự để bán. Giá bán các căn biệt thự 2 triệu USD/căn có 3 phòng ngủ và 1 triệu USD/căn có 1 phòng ngủ. Khu biệt thự nghỉ dưỡng The Nam Hai được Indochina Land đầu tư xây dựng và khai thác sớm nhất.
Tương tự The Nam Hai, dự án biệt thự The Estates nằm trong khuôn viên sân golf Montgomerie Links (ở giáp ranh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam) bao gồm 66 biệt thự cao cấp có bể bơi riêng chia theo từng dãy A, B và D. Dự án The Estates hướng đến khách hàng muốn sở hữu căn hộ và yêu thích golf, hoạt động vui chơi ngoài trời.
Ông Ryder - Peter Raymond CEO Indochina Capital (nguồn: VOV) |
Ngoài hai dự án biệt thự nghỉ dưỡng trên Indochina Land còn thực hiện 2 dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác là dự án Six Senses Spa At Condao và dự án khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency Danang Residences.
Six Senses Spa At Condao được đầu tư xây dựng bởi Indochina Land, chính thức hoạt động vào tháng 12/2010 bao gồm 35 phòng khách sạn dạng biệt thự và 15 biệt thự tư nhân có giá từ 1 đến 3 triệu USD/căn.
Cùng với đó, khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency Danang bao gồm 3 hạng mục: khu khách sạn 5 sao, 174 căn hộ cao cấp và 27 căn biệt thự sang trọng ba phòng ngủ.
Điểm chung của các dự án BĐS nghỉ dưỡng cho Indochina Land đầu tư đó là mức giá bán cao với 2 hình thức cho thuê 50 năm hoặc chủ quyền tư nhân vĩnh viễn cho người Việt Nam. Theo đó, chủ yếu cá nhân sở hữu căn hộ và căn biệt thự tại các dự án này hướng đến mục đích kinh doanh cho thuê như mô hình “ngôi nhà thứ hai”, theo cách gọi của người Mỹ.
Hầu hết, các dự án của Indochina Land đều bán chạy và sinh lời. Thế nhưng năm 2015, Công ty này đã bán 4 dự án gồm: Indochina Plaza Hà Nội, Hyatt Regency Da Nang và hai dự án khác ở Quảng Nam và TP HCM cho Gaw Capital Partners - một đơn vị quản lý quỹ trong khu vực có trụ sở tại Hong Kong.
Theo thông tin từ Gaw Capital Partners đưa ra, thương vụ trên có giá trị lên đến 106.000.000USD.
Điều đáng nói, Indochina Land bán các dự án bất động sản tại Việt Nam, thông qua công ty mẹ có trụ sở tại “thiên đường thuế” Cayman Islands với một đối tác nước ngoài khác. Điều này giúp Indochina Land tránh phải nộp thuế dù cho thương vụ chuyển nhượng đó có lớn đến đâu đi chăng nữa.
Không dừng lại ở đó, Quý I/2016, Indochina Land tiếp tục bán thêm 2 dự án khác là The Nam Hai, Six Senses Spa At Condao.
Theo giấy đăng ký kinh doanh của công ty TNHH Côn Đảo Resort (công ty con của Indochina Land thực hiện dự án Six Senses Spa At Condao) thì tháng 7/2016, công ty này đã thay đổi chủ sở hữu và người quản lý.
Chủ sở hữu mới của công ty TNHH Côn Đảo Resort là công ty Condur Resort Limited có trụ sở tại “thiên đường thuế” British Virgin Islands.
Còn công ty TNHH Indochina Resort Residences Hội An (thuộc Indochina Land) có chủ sở hữu mới là công ty Air Residences Limited cũng có trụ sở tại “thiên đường thuế” British Virgin Islands.
Tổng cục Thuế bắt đầu 'soi' các đại gia Việt trong Hồ sơ Paradise
Trao đổi với báo Lao Động, một quan chức của Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo rà soát thông tin về các cá ... |