|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những ngày cuối cùng của một thiên đường thuế

08:00 | 26/11/2017
Chia sẻ
Vanuatu đang cân nhắc về vận mệnh của nền kinh tế quốc gia, khi các bài báo về Hồ sơ Paradise hé lộ ánh sáng về các trung tâm tài chính ở nước ngoài.

Ở Vanuatu, một quần đảo hẻo lánh ở Nam Thái Bình Dương, một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng với hoạt động lặn trên cạn. Dân làng trên đảo nhảy chúc đầu xuống dưới từ một tháp gỗ cao với dây nho quấn quanh mắt cá chân. Đối với những người nhảy, nghi thức là một bước nhảy không biết trước kết quả, và đây không hẳn là một phép ẩn dụ tồi khi nói về điều gì sẽ xảy ra với thiên đường thuế bí mật này.

nhung ngay cuoi cung cua mot thien duong thue
Ảnh: George Voulgaropoulos

Nằm ở vùng biển sâu giữa Australia và Fiji, đảo quốc nhỏ bé này đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kể từ năm ngoái vì không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chống rửa tiền do Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế (FATF) xây dựng. FATF, một tổ chức liên chính phủ do nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu, đã quốc gia này vào danh sách "xám", gồm cả Iraq, Syria và Yemen. Hành động này đã khiến các ngân hàng Vanuatu bị cô lập.

Và vào tháng 11, hòn đảo này đã phải chịu một bê bối khác khi tài sản ẩn giấu của các khách hàng nước ngoài bị phơi bày trong Hồ sơ Paradise bị rò rỉ. Tính đến thời điểm đó, lĩnh vực ngân hàng quan trọng của quốc gia nãy đã bị thương tổn nặng nề. Các nhà chức trách chính phủ Vanuatu và ngân hàng địa phương cho biết, ngân hàng trung ương Pháp đã ra lệnh cho các tổ chức do ngân hàng điều hành rời khỏi quốc gia này, trong khi Commerzbank AG của Đức và ngân hàng Citibank, New York đã xem xét lại mối quan hệ với các ngân hàng tại Port Vila, thủ đô của quốc gia và trung tâm tài chính ở nước ngoài.

“Việc chuyển tiền đến và đi khỏi Vanuatu khó hơn rất nhiều so với bất kỳ nơi nào trên thế giới”, ông Martin St-Hilaire, giám đốc điều hành của AJC, một công ty kế toán và tư vấn đồng thời là Chủ tịch của Hiệp hội Trung tâm Tài chính Vanuatu, cho biết.

Vanuatu, đang phải đối mặt với mực nước biển ngày càng dâng cao và siêu bão của thế kỷ 21, là một quốc gia kém phát triển, dựa chủ yếu vào viện trợ quốc tế để tồn tại. Và hiện, ngành công nghiệp chính của quốc gia đang bị đe dọa bởi các dư chấn pháp lý về cuộc đối phó toàn cầu với những thiên đường thuế.

Giữa tình trạng không chắc chắn này, một cuộc tranh luận đang diễn ra tại Port Vila về vận mệnh kinh tế của đất nước. Một bên là Salwai, kế toán viên người Pháp và một nhà cải cách kinh tế đầy tham vọng, ủng hộ việc đưa ra một khoản thuế thu nhập và doanh nghiệp để tạo ra doanh thu có thể được sử dụng để đầu tư vào tương lai của đất nước. Một bên là Thomas Bayer, một quan chức ngân hàng Mỹ, muốn cấp quyền công dân cho nhân viên ngân hàng, luật sư, và cố vấn tài chính, những người có thu nhập cao nhờ giúp tầng lớp thượng lưu giàu có trên thế giới bảo vệ tài sản của họ.

Tuy nhiên, cả hai bên đều không đặt câu hỏi về nhu cầu cấp bách về việc đầu tư dưới hình thức nào đó để duy trì nền kinh của hòn đảo nhỏ này. Theo Ngân hàng Thế giới, Vanuatu là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là 2.860 USD. Theo số liệu tổng hợp của Quỹ Tiền lương quốc gia Vanuatu, chỉ có 10% dân số quốc gia kiếm được hơn 40 USD/tháng. Trình độ học vấn, trung bình khoảng 6,8 năm, thấp hơn mức trung bình toàn cầu. Thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu là mối đe dọa liên tục đối với sức khoẻ và an ninh lương thực ở Vanuatu. Vào năm 2015, siêu bão Cyclone Pam đã để lại 75.000 người vô gia cư và những đống đổ nát trên khắp cả nước.

nhung ngay cuoi cung cua mot thien duong thue

Để thanh toán các khoản nợ, Chính phủ Vanuatu chủ yếu dựa vào thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Không có thuế thu nhập cá nhân hoặc doanh nghiệp, không có thuế bất động sản hoặc thuế trên thặng dư vốn. Cho đến gần đây, chính phủ đã được thoải mái khi yêu cầu các công ty tiết lộ chi tiết về quyền sở hữu.

Ngành tài chính ở nước ngoài chỉ chiếm khoảng 4% tổng doanh thu hàng năm, khoảng 800 triệu USD, của nước này, nhưng sự tồn tại của nó đòi hỏi một môi trường thuế cực thấp, khiến chính phủ mất thu nhập. Danh sách xám của FATF đã dấy lên câu hỏi về tương lai của ngành này. Ông Johnson Naviti, một nhà tư vấn chính sách của Salwai và Tổng giám đốc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ cho biết: "Liệu chúng ta có cần ngành tài chính ở nước ngoài? Và chúng ta có tốt hơn mà không có nó? Đó là một khả năng. "

Đối với các đảo quốc Thái Bình Dương như Vanuatu, Samoa, Niue, Quần đảo Cook, Tonga và Nauru, việc thiết lập các thể chế về thuế và quy định hấp dẫn để quảng bá ngành công nghiệp tài chính ra nước ngoài là một cách thu hút các người lao động tay nghề cao, thuộc lĩnh vực tài chính và tiền mặt. Những người lao động nước ngoài tại đây đã giúp thúc đẩy cầu giáo dục tốt hơn, chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ. Điều đó đã giúp một số hòn đảo phát triển du lịch, một ngành công nghiệp mà bây giờ đại diện cho 50 phần trăm của nền kinh tế của Vanuatu.

Sau đó, thử nghiệm nơi trú ẩn trên biển bắt đầu bị phơi bày. Sự trỗi dậy của khủng bố toàn cầu và những vụ trốn thuế của các ngân hàng quốc tế lớn đã khiến cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu gia tăng áp lực cho các tổ chức tài chính toàn cầu, chính phủ để giao nộp thêm thông tin về giao dịch đáng ngờ và những khoản tiền phức tạp.

Theo thời gian, một số láng giềng của Vanuatu đã suy nghĩ lại những lợi ích và rủi ro của việc duy trì một trung tâm tài chính nước ngoài. Quần đảo Cook và Samoa đã chuyển ngành chủ chốt của mình. Họ bỏ các chương trình giảm thuế và hướng tới các quỹ tín thác được thiết kế để bảo vệ tài sản. Fiji, trong khi đó, đã phát triển thành ngôi nhà cho các trung tâm chăm sóc khách hàng trong khu vực.

Bằng việc gắn bó với các hoạt động tài chính nước ngoài, Vanuatu ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà chức trách ở phương xa. Quốc gia này xuất hiện trong các vụ kiện rửa tiền ở Mỹ. Năm 2015, Vanuatu đã xuất hiện trong Hồ sơ Panama,đưa hàng loạt các giao dịch tài chính ở nước ngoài trên toàn thế giới. Năm đó, một cuộc đánh giá bởi Tổ chức châu A/ Thái Bình Dương về hoạt động Rửa tiền, một chi nhánh khu vực của FATF, cho rằng Vanuatu đã bị xâm nhập bởi các nhóm tội phạm xuyên quốc gia và dùng cho mục đích buôn lậu vũ khí, cũng như là điểm trung chuyển cho các loại chất kích thích hợp pháp.

Tuy nhiên, quốc đảo này đã không mù quáng với những gì đang diễn ra. Hồi tháng 6, trong một phần của nỗ lực phối hợp để có lại thứ hạng tốt trong danh sách của FATF, chính phủ Vanuatu đã đưa ra một loạt các dự luật thông qua Nghị viện để tìm ra, truy tố tội rửa tiền và tài trợ khủng bố ở nước ngoài.

Mặc dù vậy, Vanuatu vẫn còn trong thời gian thử thách của FATF ít nhất là một năm cho đến khi thuyết phục được tổ chức quốc tế rằng quốc gia này có các khoản đầu tư cần thiết cho nhân lực và công nghệ thông tin nội địa.

"Sẽ khá tốn kém hơn. Không có gì dễ dàng đối với một quốc gia như Vanuatu, nơi có nguồn lực hạn chế”, ông Peter Tari, Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Vanuatu, nói.

nhung ngay cuoi cung cua mot thien duong thue

Đối với Vanuatu, không còn đường để quay lại. Bằng cách này hay cách khác, họ phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột hiện tại. Thế giới đang kiểm soát ngày càng chặt các thiên đường thuế, và chính phủ Vanuatu sẽ cần phải tìm ra các chiến lược mới để thu hút tài năng và vốn ở nước ngoài. Đối với một quốc gia đẹp như Bali Hai với hồ, thác nước ẩn và núi lửa, một chiến lược thứ 2 sẽ không thể sớm được đưa ra.

Lyly Cao