Những điều cần biết về thương vụ hợp nhất Renault-Nissan
Nissan, Renault muốn sáp nhập thành một hãng xe mới |
Các công ty đang đàm phán để hợp nhất thành một nhà sản xuất ô tô mới hoạt động như một công ty cổ phần độc lập, hãng tin Bloomberg đưa ra hôm 29/3.
Cuộc cách mạng lịch sử của xe điện
Các nhà sản xuất ôtô đang phải vật lộn khi chi hàng tỷ USD để thích ứng với sự thay đổi của ngành công nghiệp động cơ diesel và các loại xe điện do các quy định siết chặt về phát thải.
Dù liên minh Renault-Nissan đã bán hầu hết loại xe sử dụng pin trong ngành ô tô cho tới thời điểm này, lợi thế này vẫn chưa rõ ràng. Các mẫu xe điện sẽ gồm một nửa dòng xe của Renault vào cuối năm 2022 khi tung ra 8 mẫu xe ô tô chạy hoàn toàn bằng pin và thêm 12 dòng xe chạy bằng hybrid.
Họ là ai?
Renault có giá trị thị trường 35,4 tỷ USD. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Pháp có trụ sở tại Paris và 125.000 nhân viên, doanh thu năm ngoái đạt 72,4 tỷ USD.
Nissan có giá trị thị trường 43,3 tỷ USD. Công ty có trụ sở tại Yokohama, Nhật Bản và hơn 137.000 công nhân, đạt doanh thu 108,4 tỷ USD vào năm 2017.
Tập đoàn Mitsubishi Motors có trụ sở tại Tokyo, giá trị thị trường 10,5 tỷ USD, gần 30.000 công nhân và doanh thu hàng năm là 17,6 tỷ USD.
Mối liên hệ
Renault là cổ đông lớn nhất nắm 43,4% cổ phần Nissan. Trong khi Chính phủ Pháp là cổ đồng lớn lớn nhất của Renault với 15,01%, sát nút sau đó là Nissan với 15%. Nissan cũng nắm giữ 34% cổ phần của Mitsubishi.
Những người dẫn dắt
Carlos Ghosn |
Carlos Ghosn, 64 tuổi, là Chủ tịch của Nissan và Mitsubishi, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Renault. Ông gia nhập Renault vào năm 1996, khôi phục lại hãng sản xuất ô tô không có lợi nhuận bằng việc cắt giảm nhân công và chi phí.
Ba năm sau, ông đã làm tương tự với đối tác Renault của Nissan, chuyển nó từ một nhà sản xuất ô tô nợ nhiều nhất thế giới sang lợi nhuận cao nhất thế giới. Kể từ đó, ông được biệt danh là Le Cost Killer (sát thủ chi phí). Ghosn sinh ra ở Brazil, lớn lên tại Lebanon và được đào tạo ở Pháp. Ông là “gã Davos” theo nguyên tắc, giao lưu với các nguyên thủ quốc gia khắp thế giới trong những thăm nhà máy và tham dự các hội nghị.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. |
Emmanuel Macron, người trở thành Tổng thống trẻ tuổi nhất lịch sử nước Pháp khi ở tuổi 39 vào năm ngoái, được các nhà quản lý khen ngợi là một nhà lãnh đạo thân thiện, khôi phục lòng tin vào nền kinh tế quốc gia. Ông cũng là người khởi xướng vai trò của nhà nước trong việc định hình chính sách công nghiệp.
Với tư cách là Bộ trưởng kinh tế vào năm 2015, ông đã thúc đẩy quyết định mua thêm cổ phần của Renault để đảm bảo quyền biểu quyết đặc biệt, giúp cho Chính phủ Pháp có được sự liên kết mạnh mẽ hơn với nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, điều này tạo ra phần lớn lợi nhuận. Bất kỳ hợp đồng nào giữa Nissan và Renault cũng cần được Macron chấp thuận.
Nguồn gốc
Năm 1999, Nissan rơi vào tình trạng vỡ nợ và doanh thu giảm. Renault đã đưa ra đề xuất mua lại cổ phần của công ty Nhật Bản này, còn Ghosn và một nhóm các nhà quản lý đã được cử đi để hồi sinh nhà máy này. Năm ngoái, Nissan đã mua lại 15% Renault trong kế hoạch tăng cường liên minh. Năm 2016, Nissan mua cổ phần Mitsubishi sau khi công ty này dính vào bê bối gian lận nhiên liệu.
Hợp tác gì?
Renault và Nissan hợp tác về kỹ thuật, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, mua sắm và nhân lực. Chiếc xe nhỏ Micra của Nissan được thiết kế cho thị trường châu Âu và sản xuất tại nhà máy Renault ở Flins, Pháp. Vào tháng 4, Mitsubishi sẽ tiếp tục hợp nhất với liên minh bằng cách tham gia một tổ chức phụ tùng.
Cần thay đổi
Trong khi Carlos Ghosn hồi sinh cả Nissan và Renault, các công ty Nhật Bản đã trở thành nhà đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của liên minh ba bên. Tuy nhiên, 15% cổ phần họ nó không có quyền bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông Renault, trái ngược với nhà nước Pháp.
Việc tinh giản sẽ rất hữu ích để chuẩn bị cho các công ty vào ngày mà Ghosn không còn để phối hợp các mối quan hệ của họ, đồng thời tăng số lượng lớn khi họ bắt tay vào chiến lược tăng cường cung cấp xe điện và thích nghi với lái xe lái tự động.