|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Thụy Điển

14:40 | 20/03/2020
Chia sẻ
Thụy Điển có diện tích đất nông nghiệp hạn chế nên phải nhập khẩu phần lớn nông sản như gạo, trà, cà phê, cacao, một số loại rau, quả, hải sản…

Người tiêu dùng Thụy Điển chi khoảng 16% ngân sách hộ gia đình cho thực phẩm và đồ uống, trong đó 70% tiêu trong các cửa hàng thực phẩm và 30% tiêu trong nhà hàng.

Tiêu thụ cá, hải sản, các sản phẩm thịt, cà phêtrái cây tươi và rau, các sản phẩm ngũ cốc tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Tiêu thụ thực phẩm Thụy Điển gồm hơn 90% là thực phẩm chế biến, đầy là một con số rất cao so với trung bình của thế giới. 10% thực phẩm chưa chế biến gồm trái cây và rau tươi, thịt tươi, cá tươi và trứng.

Ngoài ra, xu hướng gần đây cho thấy người tiêu dùng Thụy Điển thích thưởng thức các thực phẩm với hương vị mới nên đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm đặc trưng của các nước trên thế giới và các loại trái cây, rau không phổ biến.

Một số mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển gồm:

Rau

Rau nhập khẩu chiếm phần lớn lượng cung rau tại thị trường Thụy Điển, chủ yếu là mặt hàng trong nước không sản xuất được. Việc nhập khẩu mặt hàng này tùy thuộc khả năng sản xuất trong nước.

Rau nhập khẩu chiếm 60% thị trường cung cấp rau tươi ở Thụy Điển. Hai loại rau phổ biến nhất tại Thụy Điển là khoai tây và cà rốt đều được cung cấp trong nước.

Các loại khác như hành, củ cải đường, bắp cải, tỏi tây… nhu cầu nhập khẩu mỗi năm tùy thuộc khả năng sản xuất trong nước. 

Thông thường thời vụ gieo trồng các loại rau này khoảng từ tháng 6 đến cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Trong thời gian này rất khó để các nhà cung cấp nước ngoài cạnh tranh được với nhà sản xuất trong nước, vì vậy rau thường được nhập khẩu trong những tháng mà vụ thu hoạch trong nước đã kết thúc, ví dụ như cuối thu hoặc đầu đông.

Nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Thụy Điển - Ảnh 1.

Cà rốt, cà chua là những mặt hàng rau củ phổ biến tại Thụy Điển. (Nguồn: pexels)

Cà chua là mặt hàng chiếm thị phần rau nhập khẩu lớn nhất. Do đặc điểm khí hậu của Thụy Điển, việc trồng cà chua rất khó mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy thường được nhâp khẩu quanh năm.

Nhà cung cấp chủ yếu là Hà Lan, tuy nhiên khi cà chua của Hà Lan chưa vào vụ, Thụy Điển thường nhập từ đảo Canary. Các lô hàng chở cà chua từ Canary được cập cảng hàng ngày từ thời điểm Giáng sinh đến lễ Phục sinh. Ngoài ra trong suốt mùa hè và thu, cà chua nhập khẩu sẽ phải cạnh tranh với cà chua được trông tại các nhà kính trong nước.

Các loại rau quả nhập khẩu khác như dưa chuột, nấm, ớt, gừng, tỏi, thì là…

Rau thường được nhập khẩu từ các nước EU như Hà Lan, Italy, Pháp, Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có Israel (hành, lê), Agentina (hành, tỏi), Mexico (lê), Cộng hòa Dominica (gừng), và Trung Quốc (bí, ngô).

Trái cây

Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng 95% lượng cung hoa quả tươi trên thị trường Thụy Điển. Chuối, các loại họ cam, quýt, táo và lê là những mặt hàng chiếm thị phần trái cây nhập khẩu lớn nhất.

Các loại quả nhiệt đới cũng hứa hẹn xu thế thị trường tích cực trong những năm gần đây, các nhà cung cấp đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam đang có cơ hội lớn về những mặt hàng như xoài, đu đủ, dứa, vải…

Nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Thụy Điển - Ảnh 2.

(Việt Nam đang có cơ hội lớn về những mặt hàng như xoài, đu đủ, dứa... Nguồn: Balance by bistroMD Blog)

Thủy sản

Người Thụy Điển tiêu thụ bình quân 26,9 kg thủy sản/người/năm. Cao hơn mức trung bình 25,1 kg của EU28.

Sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản của Thụy Điển trong năm 2018 ước đạt 521 triệu SEK, tương đương hơn 53 triệu USD.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản hàng ngày càng gia tăng trong nước, mỗi năm Thụy Điển nhập khẩu khoảng 5 tỉ USD thủy sản để phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, Thụy Điển nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ Na Uy chiếm đến 91,7% tổng nhập khẩu của Thụy Điển.

Một số thị trường cung cấp thủy sản cho Thụy Điển (mã HS03)

Nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu nông sản, thực phẩm của Thụy Điển - Ảnh 3.

(Nguồn: ITC Trade Map)

 

Ánh Dương