NHNN nhận thức được những lợi ích và rủi ro về cho vay ngang hàng
Thu hồi hơn 20 triệu USD liên quan mô hình lừa đảo cho vay ngang hàng Ezubao | |
Bỗng chốc trở thành 'dân tị nạn tài chính' vì cho vay qua mạng |
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ NHTW và cơ quan quản lý tài chính các nước Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế và NHTM trong nước...
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các diễn giả từ ADB và NHTW cũng như đại diện các cơ quan quản lý tài chính, tiền tệ các nước trình bày triển vọng phát triển của cho vay ngang hàng, kinh nghiệm triển khai, quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại một số quốc gia lân cận.
Bà Dương Nguyễn, chuyên gia kinh tế khu vực tài chính, Vụ Đông Nam Á của ADB đưa ra một số thông tin đáng chú ý. Cụ thể, thị trường cho vay P2P toàn cầu ước tính sẽ có mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và có thể đạt tới giá trị 490 tỷ USD vào năm 2020. Riêng tại Trung Quốc giai đoạn 2014-2017, dư nợ cho vay P2P đã đạt xấp xỉ 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Nhìn từ phía cung, những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, internet, thiết bị di động và đặc biệt là dữ liệu lớn đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các sàn P2P lending trong những năm qua nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng chưa hoặc khó tiếp cận được khu vực ngân hàng với các cách thức cho vay truyền thống. Bên cạnh đó, P2P lending có chi phí tuân thủ thấp hơn so với cho vay truyền thống.
Trong khi đó về phía cầu, sự thay đổi về cơ cấu dân số học, đặc biệt là thế hệ Y – là thế hệ trẻ rất sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới và mong muốn được cung cấp các dịch vụ tài chính thuận lợi và nhanh chóng hơn nên dễ dàng chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ mới như P2P lending.
Theo chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo, P2P lending có tiềm năng phát triển rất lớn, giúp các cá nhân và tổ chức (đặc biệt là các DN nhỏ, siêu nhỏ) tiếp cận tài chính và qua đó góp phần quan trọng giúp các quốc gia trong nỗ lực phát triển tài chính toàn diện. Đồng thời, các công ty tham gia P2P lending góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính.
Tuy nhiên, rủi ro trong cho vay P2P lending cũng rất lớn như khách hàng vay có thể không trả nợ, rủi ro khi xuất hiện các sàn, công ty cho vay P2P được dựng lên để lừa đảo, huy động tiền rồi “mất tích” khiến các nhà đầu tư mất tiền... và thực tế đã có những vụ đổ vỡ diễn ra.
Trước những rủi ro như vậy, nhiều nước đã nghiên cứu, đưa ra các khuôn khổ chính sách để giám sát và quản lý đối với hoạt động P2P lending. “Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một chuẩn mực quản lý thống nhất nào trên toàn cầu đối với hoạt động P2P lending. Xu hướng chung là khi loại hình cho vay này phát triển, các nhà quản lý ở các nước thường cố gắng cân bằng giữa rủi ro và lợi ích, giữa tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và sự lành mạnh của thị trường tài chính ”, Bà Dương Nguyễn cho biết.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, mục đích của Hội thảo là nhằm giúp các đơn vị tham mưu thuộc NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các NHTM hiểu biết sâu sắc hơn về thực tiễn hoạt động cho vay ngang hàng hiện nay trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam, xu hướng phát triển, những lợi ích, rủi ro và đặc biệt là cơ chế, chính sách, quy định quản lý hoạt động cho vay ngang hàng tại một số nước trong khu vực.
Phó Thống đốc cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNN nhận thức được những lợi ích và rủi ro tiềm tàng của hoạt động này và đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, các rủi ro và các vấn đề liên quan, đặc biệt là khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cho vay ngang hàng.
“Hiện nay, các đơn vị chuyên môn của NHNH đang nỗ lực nghiên cứu các mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới, kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động này của các nước với mục đích cuối cùng là xây dựng một khuôn khổ pháp lý để phát huy những mặt tích cực của sản phẩm dịch vụ này, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia, đảm bảo an toàn cho người dân và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam”, Phó Thống đốc thông tin.
Nhân dịp này, thay mặt NHNN và Ban chỉ đạo Fintech, Phó Thống đốc đã hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của ADB, sự hỗ trợ tích cực của Tập đoàn VinaCapital trong việc tổ chức Hội thảo này. Đồng thời, gửi lời cảm ơn chân thành tới các diễn giả trong và ngoài nước đã cùng góp mặt tại Hội thảo để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về những vấn đề chính sách, cơ chế quản lý đối với lĩnh vực Fintech cũng như các khuyến nghị chính sách xác đáng mà Việt Nam đang rất quan tâm xây dựng hành lang phát triển.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/