Nhìn lại 1 năm cuộc chiến thương mại ‘nảy lửa’ giữa Mỹ và Trung Quốc
Bất chấp căng thẳng thương mại với Mỹ, tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc vẫn vượt kỳ vọng | |
Nếu Trung Quốc đánh thuế trả đũa, những doanh nghiệp Mỹ này sẽ thiệt hại nặng |
Cuộc khẩu chiến gần nhất nổ ra vào ngày 12/4 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất đánh thuế lên 100 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mầm mống của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã hình thành và phát triển trong gần một năm qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: iStock. |
Tháng 4/2017: Mỹ khởi xướng điều tra thép nhập khẩu
Tổng thống Donald Trump – người liên tục cam kết mang việc làm và hoạt động sản xuất trở lại nước Mỹ, chỉ đạo Bộ Thương mại (DOC) tiến hành điều tra liệu việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc và các nước khác có khả năng đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Tháng 8/2017: Thêm một cuộc điều tra nhắm vào Trung Quốc
Ông Trump khởi xướng cuộc điều tra thứ hai nhắm vào Trung Quốc. Ông đã yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xem xét cách thực hành thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Chính phủ Mỹ ước tính thiệt hại do các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc gây ra vào khoảng “225 đến 600 tỷ USD” mỗi năm. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng cuộc điều tra sẽ hủy hoại quan hệ giữa hai nước, trong khi chính phủ nước này sau đó chỉ trích gay gắt “chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ” của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tháng 1/2018: Mỹ đánh thuế tấm pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu
Hành động thương mại chống lại Trung Quốc đến ngay từ đầu năm 2018 khi Mỹ thông báo áp thuế nhập khẩu 30% lên tấm pin năng lượng mặt trời – chủ yếu nhập từ Trung Quốc và mức thuế từ 20% đối với máy giặt dân dụng cỡ lớn nhập khẩu.
Trung Quốc lập tức bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ” với quyết định trên của Mỹ và cho rằng điều này “làm xấu thêm môi trường thương mại toàn cầu”.
Các quốc gia khác bị ảnh hưởng, trong đó có Mexico và Hàn Quốc, đe dọa trả đũa quyết định trên của Mỹ với nhiều mức độ khác nhau.
Ngày 22/1, Tổng thống Donald Trump thông qua thuế nhập khẩu 30% đối với tấm pin năng lượng mặt trời. Nguồn: Mike Blake/Reuters. |
Tháng 2/2018: Bộ Thương mại Mỹ đề xuất đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đề xuất hàng loạt sắc thuế, trong đó có mức thuế 24% đối với thép và 7,7% đối với nhôm nhập khẩu.
Trong khi các nhà sản xuất thép của Mỹ ủng hộ quyết định trên, hầu hết các doanh nghiệp khác cảnh báo việc này sẽ phản tác dụng và châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại.
Trung Quốc cho biết sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình nếu trở thành mục tiêu của quyết định trên.
Ngày 9/3/2018: Tổng thống Donald Trump thông báo đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu
Tổng thống Donald Trump hiện thực hóa đề xuất của Bộ Thương mại, tuyên bố đánh thuế lần lượt 25% và 10% lên thép và nhôm nhập khẩu. Hai “người láng giềng” Canada và Mexico được miễn trừ tạm thời với sắc thuế này. Ông Trump cho biết các nước khác cũng có thể được xem xét miễn trừ nếu “đảm bảo sản phẩm của họ không còn đe dọa đến an ninh” của Mỹ.
Trung Quốc – nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, gọi quyết định đánh thuế trên là “một đòn tấn công nghiêm trọng” lên nền thương mại quốc tế và cho biết sẽ có “hành động cứng rắn” nếu doanh nghiệp nước này bị thiệt hại.
Tổng thống Donald Trump ký tuyên bố áp dụng Điều khoản 232 lên nhôm, thép nhập khẩu tại Nhà Trắng vào ngày 8/3. Nguồn: Mandel Ngan/AFP/Getty Images. |
Ngày 2/4/2018: Trung Quốc ‘phản pháo’
Bắc Kinh thông báo đánh thuế lên 3 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Theo đó, mức thuế 15% áp dụng với 120 mặt hàng, gồm trái cây, các loại hạt, rượu và ống thép và mức thuế 25% đối với thịt heo, nhôm tái chế và một số sản phẩm khác.
Chính phủ Trung Quốc cho biết quyết định trên nhằm trả đũa các biện pháp thương mại của Mỹ đối với nhôm, thép nhập khẩu.
Ngày 3/4/2018: Mỹ dọa đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc
Đề xuất đánh thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump được công bố chưa đầy 24 giờ sau khi Trung Quốc lên tiếng. Tiếp nối cuộc điều tra vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc vào tháng 8/2017, Đại diện Thương mại Mỹ đề xuất đánh thuế 25% lên gần 1.300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngày 4/4/2018: Trung Quốc cảnh báo sẽ đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Mỹ
Chỉ một ngày sau đề xuất của Tổng thống Donald Trump, chính phủ Trung Quốc thông báo mức thuế trả đũa 25% lên hàng loạt mặt hàng của Mỹ với giá trị nhập khẩu xấp xỉ 50 tỷ USD.
Danh sách chịu thuế gồm 106 mặt hàng Mỹ xuất vào Trung Quốc, trong đó có máy bay, ô tô, đậu nành và hóa chất.
Đậu nành là một trong 106 mặt hàng Mỹ gánh thuế nhập khẩu 25% của Trung Quốc. Nguồn: Dan Koeck/Reuters. |
Ngày 5/4/2018: Ông Trump kêu gọi đánh thuế lên 100 tỷ USD hàng Trung Quốc
Thị trường chứng khoán ghi nhận phiên tăng điểm khi nhà đầu tư bắt đầu nhận ra cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc cuối cùng chỉ là một cuộc khẩu chiến.
Thế nhưng, vào cuối ngày, Tổng thống Donald Trump lại đề xuất dựng lên hàng rào thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng kim ngạch 100 tỷ USD. Ông Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Robert Lighthizer cân nhắc đưa ra danh sách mặt hàng sẽ chịu thuế.
Trung Quốc cảnh báo sẽ trả đũa bất kỳ loại thuế nhập khẩu bổ sung nào, đồng thời cho biết nước này “đã định hình rất chi tiết các biện pháp trả đũa”.
Ngày 17/4/2018: Trung Quốc áp thuế CBPG lên lúa miến của Mỹ
Vào ngày 17/4, Bắc Kinh tuyên bố đánh thuế chống bán phá giá lên lúa miến (cao lương) nhập khẩu từ Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ buộc các nhà xuất khẩu Mỹ phải đóng thuế lên đến 178,6% đối với lúa miến - loại hạt được dùng làm thức ăn chăn nuôi và chất làm ngọt trong nhiều sản phẩm, trong đó có rượu baijiu rất phổ biến tại Trung Quốc.
Bộ này cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài hai tháng cho thấy các lô hàng lúa miến nhập khẩu từ Mỹ được trợ cấp một cách bất bình đẳng và gây thiệt hại cho nông dân Trung Quốc.
Kansas, Texas và Colorado là 3 bang trồng lúa miến nhiều nhất tại Mỹ. Nguồn: Getty Images. |
Ngày 19/4/2018: Trung Quốc áp thuế cao su butyl của Mỹ
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ áp các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với cao su butyl halogen nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore.
Theo đó, các biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/4. Và Exxon Mobil là một trong số những công ty nằm trong danh sách chịu thuế này.
Cao su butyl được phát minh vào năm 1937 và thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1943, với đặc trưng cơ bản là tính không thấm khí rất tốt, được dùng như một lớp ngăn không khí và tính chịu mỏi do uốn dẻo tốt.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/