Nhiều nông dân Trung Quốc đổi đời nhờ đẩy mạnh livestream bán hàng trên TikTok, Taobao,...
Tháng 6 hàng năm, đảo Tây Sơn, một điểm du lịch nằm ở phía Đông Trung Quốc, thường quá tải do du khách từ các khu vực lân cận đổ xô đến đây thưởng thức các loại trái cây địa phương theo mùa.
Tuy nhiên, năm nay, thị trấn này vắng lặng một cách lạ thường, theo South China Morning Post. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới điều này là do khách du lịch vẫn đang lo ngại về tình hình dịch bệnh tại một số khu vực ở Trung Quốc. Dù vậy, một phần trên hòn đảo này vẫn hoạt động nhộn nhịp khi các doanh nghiệp hỗ trợ bán trái cây thông qua thương mại điện tử.
Livestream bán hàng nông sản phát triển
Dọc theo một con phố có hai trong số các dịch vụ chuyển phát nhanh này là mặt tiền cửa hàng của Jiang Jiaqi, nơi có vai trò như một văn phòng và đôi khi được sử dụng làm trường quay livestream bán hàng.
Jiang, người trở về quê hương cách đây 6 năm sau khi làm việc trong ngành sản xuất tại Tô Châu, sử dụng doanh nghiệp thương mại điện tử do gia đình điều hành để bán các sản phẩm nông nghiệp địa phương cùng với vợ, một người từng làm việc xuất khẩu quần áo.
Jiang và vợ chỉ là hai trong số hàng triệu thương nhân thương mại điện tử nông nghiệp đóng góp vào ngành công nghiệp trị giá 422 tỷ nhân dân tệ (63 tỷ USD) của Trung Quốc vào năm ngoái. Giá trị thị trường này đã tăng gần gấp ba lần so với mức 150 tỷ nhân dân tệ vào năm 2015.
Một phần nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng là nhờ Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy "phục hồi nông thôn" để cải thiện đời sống của nông dân. Tuy nhiên, việc tham gia cuộc đua livestream bán hàng đi kèm với những thách thức mới đối với những người chưa quen với công việc này.
Năm 36 tuổi, sự thay đổi nghề nghiệp của Jiang đi kèm với sự thay đổi lớn trong môi trường sống của anh. Thay vì một công việc thông thường như bao người khác, anh đã phải tiếp xúc nhiều hơn với smartphone để trả lời khách hàng, cũng như mặc những bộ đồ nông dân để đi hái quả và làm công việc đồng áng.
Ngành livestream mang lại một bước ngoặt mới cho thị trường thương mại điện tử nông nghiệp bắt đầu phát triển ở Trung Quốc vào năm 2006, phần lớn là nhờ cơ sở hạ tầng thương mại điện tử do tập đoàn công nghệ khổng lồ Alibaba Group Holding xây dựng.
Sự trỗi dậy của TikTok
Alibaba từ lâu đã thống trị ngành thương mại điện tử ở Trung Quốc, thông qua các nền tảng Taobao Marketplace và Tmall. Trong lễ hội mua sắm ngày 18/6 gần đây, Taobao tổ chức gần 10.000 luồng phát trực tiếp từ các vùng nông thôn của Trung Quốc mỗi ngày. Tổng cộng, nền tảng này có hơn 100.000 người phát trực tiếp trên khắp Trung Quốc là nông dân.
Tuy nhiên, những nền tảng mới hơn như Pinduoduo và Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, đã và đang phá vỡ sự thống trị của Alibaba.
“Các nền tảng mới đang tìm cách phát triển bên ngoài nền tảng của Alibaba vì lưu lượng truy cập ở đó đã đạt mức trần. Thói quen của người tiêu dùng cũng đang thay đổi. Douyin là một ví dụ điển hình về “interest e-commerce”, thúc đẩy doanh số bán hàng bằng nội dung và người tiêu dùng ít nhạy cảm về giá hơn, thay vì tập trung vào giá bán như các nền tảng bán hàng thương mại điện tử truyền thống”, Miro Li, nhà sáng lập công ty tư vấn tiếp thị Double V cho biết.
Bắt đầu kinh doanh vào cuối năm 2017, Jiang đã chứng kiến sự thay đổi này. Khi mới bắt đầu bán sản phẩm trực tuyến, phương pháp phổ biến là thông qua các nhóm trò chuyện trên ứng dụng mạng xã hội lớn như WeChat.
Để bắt kịp xu hướng, Jiang cuối cùng đã mở một cửa hàng trên Taobao và bán hàng trên Pinduoduo thông qua một đối tác trước khi đại dịch bùng phát vào năm 2020. Tuy nhiên, anh nhận thấy quá khó để thu hút lượng truy cập mà không phải trả phí marketing cùng các ưu đãi khác.
Jiang cho biết: “Những nền tảng này chỉ cung cấp lưu lượng truy cập đến các cửa hàng mới, nhưng có quá nhiều sản phẩm tương tự”. Hiện anh đang tập trung vào việc sử dụng ứng dụng thương mại điện tử xã hội Douyin để tiếp cận khách hàng trên khắp Trung Quốc, cũng như Channels của WeChat để giữ liên lạc với bạn bè và người quen.
Trong hoạt động tiếp thị của Trung Quốc, người bán có thể kiểm soát hoàn toàn lưu lượng truy cập cá nhân, trong khi lưu lượng truy cập công khai được chia sẻ với bên thứ ba.
Các nhóm trên WeChat thường được gọi là lưu lượng truy cập cá nhân, trong khi đối tượng rộng hơn của Douyin bao gồm lưu lượng truy cập công khai. Sau khi sử dụng Douyin, Jiang nhận thấy rằng bất kỳ ai ở bất kỳ khu vực nào cũng đều có thể xem được video của anh và hỏi về giá sản phẩm.
Jiang tin rằng Douyin cung cấp nhiều giá trị cho người dùng hơn so với các nền tảng khác mà anh đã sử dụng. “Douyin cung cấp dữ liệu bao gồm lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ,… Mặc dù con số có thể không chính xác, nhưng bạn có thể biết đại khái độ tuổi và giới tính của khách hàng. Đây là điều mà Channels không làm được”, anh nói.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử đẩy mạnh phát triển livestream bán hàng nông sản
Video ngắn và livestream đã trở thành chiến thuật marketing phổ biến nhất trong môi trường thương mại điện tử siêu cạnh tranh của Trung Quốc. Pinduoduo, công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử nông nghiệp, đã tạo ra tính năng video ngắn của riêng mình vào năm 2020 và đầu năm nay đã chuyển sang trang đích của nền tảng. Công ty cũng bắt đầu thu hút nhiều người dùng hơn bằng phần thưởng tiền mặt.
Alibaba cũng đang kiếm tiền từ livestream bán hàng. Vào năm 2020, chỉ riêng tính năng đó đã mang về 60 tỷ USD trong tổng khối lượng hàng hóa cho gã khổng lồ này.
Trong khi đó, Tencent cũng ngày càng đẩy mạnh tầm quan trọng của Channels trên WeChat trong nỗ lực tìm kiếm thành công của chính mình trong lĩnh vực livestream bán hàng.
Yang Lihua, một nông dân 58 tuổi trên đảo Tây Sơn, chỉ nhận thấy sự trỗi dậy của thương mại điện tử trong hai hoặc ba năm qua, khi bà bắt đầu thấy trái cây của mình bán được nhiều hơn trên mạng nhờ các nhà phân phối như Jiang.
Một ngày của bà trong mùa dâu tây thường bắt đầu từ 4h30 sáng. Bà Yang cho biết sẽ tiếp tục hái dâu nếu Jiang nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. “Nếu không có COVID-19, nhiều khách du lịch sẽ đến đây và tự hái trái cây. Tuy nhiên, dịch bệnh đã thay đổi tất cả. Việc bán trái cây và trà tại địa phương đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”, bà Yang cho biết.
“Về cơ bản, tôi là một nhà kinh doanh kiếm lời nhờ chênh lệch giá”, Jiang cho biết. Mặc dù cũng sản xuất mật ong và tự trồng mướp, nhưng hầu hết các món ngon địa phương khác mà anh bán đều đến từ những nông dân khác, những người hơn anh hàng chục tuổi và thường thiếu kỹ bán hàng trực tiếp.
Những khó khăn chờ đón
Tầm nhìn ban đầu của Jiang là “để nông dân bán được hàng mà không phải ra khỏi cửa nhà”. Tuy nhiên, việc nhận ra tầm nhìn này đã khiến anh gặp bất lợi trong năm nay, khi những người bán buôn lớn từ bên ngoài Tây Sơn tràn đến khu vực và mua trực tiếp từ nông dân, khiến anh đối mặt với nhiều thách thức.
Jiang thường bán các món đồ của mình bằng cách đồng ý trước với giá đã định thông qua các kênh bán hàng bên ngoài khu vực Tây Sơn. Năm nay, chi phí ước tính của anh ấy đã giảm đáng kể. Mặc dù vậy, anh vẫn hoàn thành các đơn đặt hàng để duy trì mối quan hệ với người mua của mình.
Giá đóng gói cao, phí vận chuyển tăng và mùa vụ ngắn bất thường trong năm nay đã khiến Jiang gần như không thể mở rộng quy mô doanh số bán quả loquats và quả nguyệt quế của mình.
Quả dâu tây phải được đặt cẩn thận trong cái gọi là bao bì kiểu Ferrero, ngăn cách từng quả bằng một mái vòm nhựa và chúng phải được vận chuyển qua dây chuyền kho lạnh. Anh bán mỗi hộp 2,5kg với giá 198 nhân dân tệ, một mức giá có thể quá đắt đối các chính sách trên Pinduoduo.
Do nguồn lực hạn chế, Jiang quyết định rằng mục tiêu tiếp theo của bản thân nên là tập trung đẩy mạnh phát triển kênh Douyin cá nhân, nơi anh có khoảng 13.000 người theo dõi.