|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhật Bản nhận thấy tiềm năng lớn trên thị trường năng lượng Đông Nam Á

10:58 | 04/04/2018
Chia sẻ
Các công ty khí đốt tự nhiên của Nhật Bản đang mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á để thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ vốn đang chậm chạp, và giải quyết nguồn cung nội địa dư thừa

Dự án "Vành đai - Con đường" đầy tham vọng của Trung Quốc đang thay đổi môi trường tại các quốc gia đang phát triển bằng cách rót tiền vào cơ sở hạ tầng và năng lượng, khiến các đối thủ khác trong khu vực rơi vào một thế giới mờ mịt.

Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản đang nhìn thấy cơ hội trong một ngành công nghiệp quan trọng Trung Quốc bỏ qua là khí đốt hóa lỏng (LNG).

Trước tình trạng dư thừa khí đốt tự nhiên tại quê nhà, các doanh nghiệp Nhật Bản đang bán LNG ở các thị trường nước ngoài, đồng thời Nhật Bản cũng đang nỗ lực định hình thị trường khí đốt tại nhiều nền kinh tế mới nổi châu Á.

Hồi tháng 10/2017, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản cho biết quốc gia này sẽ cung cấp 10 tỷ USD để hỗ trợ việc cung cấp LNG hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt ở châu Á. Theo bà Jane Nakano, một thành viên cao cấp của Chương trình An ninh và Năng lượng Quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định động thái này sẽ như một mũi tên trúng nhiều đích.

Theo đó, khoản đầu tư không chỉ giúp Nhật Bản giải quyết được lượng NLG tồn kho, mà còn thúc đẩy liên minh mới Mỹ. Bà Nakano mới đây cho biết: Việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên trên toàn thế giới sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu cho hàng hóa xuất khẩu của chính nước Mỹ.

nhat ban nhan thay tiem nang lon tren thi truong nang luong dong nam a
Một tàu chở LNG neo tại một nhà máy nhiệt điện ở Futtsu, miền đông Tokyo. Ảnh: Issei Kato/Reuters

Đông Nam Á là một chiến trường khốc liệt đối với các công ty năng lượng, khi các công ty Nhật Bản với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực LNG, xây dựng nhiều nhà máy và cơ sở hạ tầng mới để cung cấp khí đốt cho khu vực.

Nhu cầu khí đốt ở các quốc gia này đang tăng một cách nhanh chóng, và bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực thông qua việc mở rộng sức mạnh kinh tế, Nhật Bản vẫn có lợi thế cạnh tranh trong ngành khí tự nhiên.

Theo ông Nicholas Browne, người đứng đầu phòng khí đốt và LNG tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, Trung Quốc đang cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu về LNG tại quê nhà khi chính quyền Bắc Kinh muốn giảm sự phụ thuộc vào than đá.

Các công ty Nhật Bản đang tấn công vào thị trường Đông Nam Á gồm Tokyo Gas, Osaka Gas và Jera.

Từ một nhà nhập khẩu sang xuất khẩu

Nền kinh tế lớn thứ hai của châu Á đã trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của thị trường khí đốt hoá lỏng kể từ khi đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011. Theo số liệu của Thomson Reuters, Nhật Bản đã nhập 70 triệu tấn LNG vào năm 2010, nhưng khối lượng nhập khẩu lên cao nhất, khoảng 84 triệu tấn vào 2017.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các lò phản ứng hạt nhân khởi động trở lại, và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn cung dư thừa. Ông Browne giải thích rằng các công ty Nhật Bản có xu hướng ký các hợp đồng dài hạn, vì tính an toàn mà họ cung cấp.

Mặc dù sự thay đổi chậm trong tiêu thụ khí đốt của Nhật Bản, BMI Research vẫn dự đoán mức tăng trưởng nhẹ cho tới năm 2022.

Lyly Cao