|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh

11:37 | 15/06/2020
Chia sẻ
4 tháng đầu năm, do dịch COVID-19, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh so với cùng kì năm 2019, tuy nhiên, từ đầu tháng 6, Việt Nam đã cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu quả vải thiều tươi (mã HS 08109010) của Trung Quốc trong giai đoạn 2015 – 2019 tăng trưởng với tốc độ bình quân theo trị giá là 4,64%/năm.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc đạt 173 tấn, trị giá 190.000 USD, tăng 77% về lượng và tăng 288,7% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Tuy nhiên, thời gian này, do dịch COVID-19, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh so với cùng kì năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Thái Lan lại tăng mạnh. 

Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc chỉ nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam, trong khi cùng kì năm 2020, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Thái Lan lại chiếm 82,44% tổng lượng vải thiều nhập khẩu của nước này. 

Trị giá nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh hơn so với mức tăng về lượng do giá nhập khẩu vải thiều từ Thái Lan cao gấp 3,3 lần so với mức giá nhập khẩu từ Việt Nam. 

Theo đó, tháng 4/2020, giá nhập khẩu bình quân vải thiều của Trung Quốc từ Thái Lan ở mức 1,17 USD/kg, trong khi giá nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 0,35 USD/kg. 

Năm 2020, vụ thu hoạch vải thiều của Trung Quốc kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Trong đó, khoảng 70% sản lượng vải tươi chính vụ được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với mùa vải thiều của Việt Nam. 

Tuy nhiên, ngoài nhu cầu dùng vải tươi, Trung Quốc còn dùng vải sấy khô làm mứt, bánh kẹo, thuốc, nước ép, ủ rượu. Hàng năm sản lượng vải tươi Trung Quốc đạt khoảng 1,55 triệu tấn, chiếm 50% tổng sản lượng trên thế giới, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. 

Vì vậy, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu vải thiều để đáp ứng nhu cầu trong nước. Đầu tháng 6/2020, Việt Nam đã cho phép 309 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhưng phải thực hiện cách li 14 ngày để phòng dịch COVID-19. Do vậy, trong các tháng tới, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tăng mạnh.

Cũng theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, Trung Quốc nhập khẩu vải thiều chủ yếu từ 2 thị trường là Việt Nam và Thái Lan. Năm 2019, nhập khẩu vải thiều tươi của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 65.600 tấn, trị giá 28,8 triệu USD, tăng 108,4% về lượng và tăng gàn 78,4% về trị giá so với năm 2018.

Tỉ trọng nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam chiếm tới 98,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, tỉ trọng nhập khẩu từ Thái Lan chỉ chiếm 1,4% tổng lượng nhập khẩu, đạt 933 tấn, trị giá 972.000 USD, giảm 6% về lượng và giảm 15% về trị giá so với năm 2018.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.