|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19

13:09 | 09/06/2020
Chia sẻ
Việc nhiều nhà hàng tại Mỹ phải đóng của đã không ngăn cản được sức hút của tôm đối với người tiêu dùng của quốc gia này, theo dữ liệu mới nhất của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ).

Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực bán lẻ. Mỹ nhập khẩu 51.733 tấn tôm trong tháng 4, nhiều hơn 6% so với tháng 4 năm 2019 và chi tiêu khoảng 439,1 triệu USD, tăng 9% so với cùng kì năm trước.

Con số đó cũng chỉ thấp hơn đôi chút so với lượng nhập khẩu 51.908 tấn tôm với giá trị 442,8 USD trong tháng 3.

Đại dịch COVID-19 đã khiến khoảng 1,9 triệu người Mỹ mắc bệnh với gần 109.000 ca tử vong kể từ tháng 1. Sự sụp đổ của ngành dịch vụ thực phẩm xảy ra vào tháng 3 do các lệnh phong tỏa và cách li xã hội.

Thế nhưng, thị trường nhập khẩu tôm tại Mỹ nói chung (Mỹ nhập 700.064 tấn tôm trong năm 2019) gần như không bị tác động bởi dịch bệnh.

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News

Ấn Độ và Indonesia dẫn đầu

Theo dữ liệu của NOAA, Ấn Độ và Indonesia là hai nước xuất khẩu tôm sang Mỹ lớn nhất trong tháng 4/2020.

Ấn Độ xuất khẩu 22.229 tấn tôm với giá trị 187 triệu USD, tăng 25% về khối lượng và 29% về giá trị so với tháng 4/2019. Mức giá tôm nhập vào Mỹ là 8,45 USD/kg, thấp hơn 0,03 USD/kg so với tháng 3/2020 nhưng cao hơn 0,25 USD/kg so với cùng kì năm trước.

Xuất khẩu tôm Indonesia sang Mỹ còn chứng kiến mức tăng trưởng lớn hơn với khối lượng 13.804 tấn, trị giá hơn 1,1 tỉ USD, tăng 45% về khối lượng và 47% về giá trị so với tháng 4/2019.

Mức giá mà các nhà xuất khẩu nhận được là 8,53 USD/kg, cao hơn 0,05 USD/kg so với tháng 3/2020 và hơn 0,15 USD/kg so với cùng kì năm trước.

Theo trang thông tin Undercurrentnews, lượng xuất khẩu tôm Indonesia sang Mỹ có thể sẽ giảm trong tháng 5 và tháng 6 khi quốc gia này hồi phục từ một cơn bão đã tàn phá ngành tôm từ vài tuần trước.

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nguồn: Undercurrent News

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Nguồn: Undercurrent News

Ecuador bắt đầu lao dốc

Ecuador là nước chứng kiến sự suy yếu lớn nhất của ngành tôm trong tháng 4 với lượng xuất khẩu sang Mỹ chỉ là 5.590 tấn với giá trị 35,9 triệu USD, giảm 315 về khối lượng và 36% về giá trị. Mức giá trung bình cho tôm Ecuador trong tháng 4/2020 giảm 7% so với tháng 4/2019 xuống chỉ còn 6,04 USD/kg., sau khi đã có con số xuất khẩu rất ấn tượng trong tháng 3/2020.

Theo một báo cáo trước đây của Undercurrentnews, ngành tôm của Ecuador chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch COVID-19, dẫn đến giá thu mua tại bờ tụt sâu, tạo nên những mối lo ngại phá sản cho rất nhiều doanh nghiệp.

Giá nguyên liệu tươi trong tháng 4 là: 3,6 USD/kg cho loại 30-40 con/kg; 3,2 USD/kg cho loại 40-50 con/kg; 3 USD/kg cho loại 50-60 con/kg; 2,8 USD/kg cho loại 60-70 con/kg và 2,4 USD/kg cho loại 70-80 con/kg.

Nguồn tin của Undercurrentnews từ tỉnh Manabi , Ecuador cho biết: “Chúng tôi đang phải tôm với giá lỗ. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. 

Nếu chính phủ không hành động và ngành tôm, sẽ có thời điểm mà mọi hành động là quá muộn và chúng tôi lầm vào cảnh nợ nần chồng chất.” 

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Nguồn: Undercurrent News

Không chỉ riêng Ecuador, 11 nước khác cũng xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 ít hơn cùng kĩ năm 2019, trong đó có Honduras quốc gia này chỉ bán sang Mỹ được 31 tấn, tương đương với 314.375 USD, ít hơn 86% về khối lượng và 80% về giá trị so với tháng 4/2019.

Tương tự, Trung Quốc cũng xuất khẩu sang Mỹ ít hơn do căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia, với khối lượng 749 tấn tôm có giá trị 3,8 triệu USD, giảm 33% về khối lượng và 56% về giá trị.

Mexico cũng lầm vào tình trạng khó khăn. Quốc gia này xuất khẩu sang Mỹ chỉ khoảng 560 tấn tương đương với giá trị 6,3 triệu USD, giảm 73% về khối lượng và 72% về giá trị.

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Nguồn: Undercurrent News

Nhập khẩu tôm tại mỹ tiếp tục tăng bất chấp dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Nguồn: Undercurrent News

Một số nước xuất khẩu nhỏ khác đã giúp bù đắp một phần sự thiếu hụt nguồn cung tôm cho nước Mỹ, có thể kể đến như: Arab Saudi xuất khẩu 228 tấn, giá trị 1,6 triệu USD; Bangladesh với khối lượng 101 tấn, tương đương 1,2 triệu USD và Na Uy xuất khẩu 32 tấn, tương đương 359.443 USD. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.