Nhu cầu và giá tôm toàn cầu có thể mất tới vài năm để hồi phục từ dịch COVID-19?
Ông Jim Gulkin, tổng giám đốc của một công ty kinh doanh hải sản Siam Canadian có trụ sở tại Thái Lan, cho biết: “Thị trường toàn cầu sụp đổ trong một thời gian rất ngắn.
Đây không phải là sự suy yếu chậm rãi của thị trường hay thậm chí là một cú sốc của ngành, mà là một sự kiện chưa từng có trong lịch sự khiến toàn bộ hoạt động phải dừng lại”.
Tôm vốn là ngành có cung cầu ổn định, trong đó phần lớn nông dân có thể kiếm ăn khá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều khu vực sản xuất trọng yếu trên thế giới đã chứng kiến giá sụt giảm nhanh chóng, đầu tiên là Trung Quốc, sau đó là phân khúc dịch vụ thức ăn tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh phong tỏa.
Ngành công nghiệp nuôi và chế biến tôm đã đem đến doanh thu hàng năm ổn định cho dịch vụ ăn uống, thực phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu tôm của các ngành giảm mạnh do dịch COVID-19, nhất là tại Mỹ và EU.
Điều này được ông Gulkin mô tả là đã tạo ra “một khoảng trống lớn trong doanh số” mà sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể hồi phục. Ông nói: “Không chỉ 6 tháng hay một năm, chúng ta có thể phải mất đến vài năm để khôi phục lại trạng thái như trước dịch bệnh”.
Phát biểu vào ngày 20/5 tại hội thảo trực tuyến tổ chức bởi Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Mỹ, nhà phân tích của Rabobank, ông Gorjan Nikolik, cũng có một cái nhìn tương tự về tương lai của ngành tôm:
Ông nói: “Đã có nhiều sự lạc quan tại hội nghị GOAL (Triển vọng toàn cầu về lãnh đạo nuôi trồng thủy sản) ở Ấn Độ năm 2019. Khi đó, người ta dự báo tăng trưởng tại Ấn Độ có thể là 7%, Ecuador là 9% và Việt Nam là 13%”.
Chỉ vài tháng sau, trong Hội nghị Thị trường Hải sản Toàn cầu tại Orlando, bang Florida, Mỹ, ông Nikolik nói: “Có vài dấu hiệu lạc quan, tăng trưởng dự báo cho các nhà sản xuất lớn là 10-16%, duy chỉ có Indonesia là có mức tăng trưởng âm. Ngành Tôm đã sẵn sàng đem lại nguồn cung lớn, nhưng lại bị giáng một đòn mạnh tự nhu cầu sụt giảm”.
Ông Nikolik nói thêm rằng mặc dù nguồn cung đang có dấu hiệu hồi phục, nhu cầu sẽ còn mất rất nhiều thời gian để trở lại mức trước dịch bệnh.
Trích dẫn từ một cuộc khảo sát được thực hiện tại Mỹ vào tháng trước bởi tổ chức Civic Science (bảng phía dưới), ông Nikolik chỉ ra rằng 41% số người được hỏi cho biết sẽ mất khoảng 1 đến 5 tháng để họ xem xét quay trở lại các nhà hàng.
Điều này rất đáng lo ngại, có nghĩa là lượng cầu sẽ suy giảm một cách nghiêm trọng trong năm nay.
Ông Nikolik bổ sung: “Kể cả lượng cung về tôm cũng có ít hơn hẳn so với năm 2019, giá vẫn sẽ thấp.
Đã có một số phỏng đoán trên thị trường rằng sản lượng sẽ phải phản ứng theo lượng cầu thấp, do đó, các nhà cung cấp sẽ phải tạo ra một lượng thiếu hụt. Thị trưởng hiện nay rất bất ổn, và các doanh nghiệp có thể phải áp dụng những biện pháp chưa có tiền lệ”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/