|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 30/3 - 3/4: Nhịp hồi phục hạ nhiệt, VN-Index tiếp tục tìm điểm cân bằng

19:15 | 29/03/2020
Chia sẻ
Nhịp tăng của thị trường có thể khó duy trì động lực trong tuần tới do phần lớn đà tăng đến từ nhóm Vingroup là chính và NĐT nước ngoài tạm dừng mạch bán ròng 33 phiên liên tiếp.

Thị trường chứng khoán trong nước kết thúc tuần với phiên hồi phục thứ ba liên tiếp. Tin tích cực nhất phiên cuối tuần là khối ngoại đã trở lại mua ròng cùng với hỗ trợ của nhóm cổ phiếu Vingroup, ngân hàng đã giúp VN-Index giữ vững đà tăng. 

Tuy nhiên phần lớn các mã vẫn giảm sàn khiến cho chỉ số VN30 không vượt qua mốc tham chiếu. Tiếp tục một phiên “xanh vỏ đỏ lòng”, toàn thị trường có 107 mã tăng/239 mã giảm, ở rổ VN30 có 12 mã tăng, 18 mã giảm.

VN-Index đóng cửa tuần ở mức 696,06 điểm, giảm 13,67 điểm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức giảm 1,93%; HNX-Index đóng cửa tuần ở mức 97,35 điểm, giảm 4,44 điểm, tương đương với mức giảm 4,36%.

Thanh khoản thị trường trong tuần ở mức thấp, giảm nhẹ 4,9%, trung bình tại mức 3.383 tỉ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên cả HOSE và HNX, cụ thể là 1.412 tỉ đồng và 93 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh bán ròng 498 tỉ đồng, hoạt động bán ròng tập trung vào các ngày cuối tuần.

Về kĩ thuật, VN-Index sau khi tạo gap giảm giá đầu phiên đã hồi phục trên 670 điểm (Fibonacci 61,8% của chu 2012) và hồi phục tạo nến hammer. Đường giá vẫn rớt khỏi bollinger band dưới trong khi các chỉ báo thuật nằm trong khu vực quá bán. 

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 30/3 - 3/4:

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 30/3 - 3/4: Nhịp hồi phục hạ nhiệt, VN-Index tiếp tục tìm điểm cân bằng - Ảnh 1.

Nguồn: BSC

 CTCP Chứng khoán MB (MBS) 

Diễn biến hồi thuật ngắn hạn đã có tín hiệu hạ nhiệt vào phiên cuối tuần và thanh khoản cũng không duy trì được mức cao cho thấy dòng tiền còn khá dè dặt. Do đó, chiến lược ngắn hạn vẫn xem xét giao dịch T+ khi cổ phiếu về tài khoản. 

Đối với NĐT trung hạn, nếu nhịp điều chỉnh xuất hiện trong thời gian tới về sát vùng hỗ trợ 600 điểm có thể là cơ hội mua cho chu kì từ 6 đến 8 tháng tới.

 CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) 

VN-Index có ba phiên hồi phục nhẹ trong xu thế giảm mạnh của ba tuần qua. Thanh khoản duy trì ở mức cao, hấp thụ lực bán kéo chỉ số vượt trên 670 (Fibonacci 61,8% của chu 2012). Khối ngoại giảm mạnh hoạt động bán ròng những phiên cuối tuần tạo điều kiện cho chỉ số hồi phục thuật.

VN-Index đang có những nến doji sau đáy hấp thụ lực bán, tuy nhiên vẫn cần vận động tăng giá tiếp theo lấp gap giá tại 710 điểm trước khi xác nhận một xu hướng hồi phục.

 CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS) 

Tuần tới, VN-Index dự báo dao động với các nhịp tăng giảm đan xen trong vùng 653- 720 điểm. Thị trường có thể chịu biến động mạnh trong những một vài phiên đầu tuần và lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 653-673 điểm. 

Điểm tiêu cực hiện tại vẫn là những diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19, áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại và biến động khó lường của thị trường thế giới. 

Ngoài ra, rủi ro đối với diễn biến thị trường trong thời gian tới có thể sẽ còn đến từ các thông tin về kết quả kinh doanh quí I của các doanh nghiệp và các số liệu vĩ mô sẽ dần được công bố trong tháng 4. 

Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như vọng.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.   

Ánh Hường

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.