Nhận định thị trường chứng khoán 18/1: Giảm về vùng hỗ trợ 888-896 điểm
Nhận định thị trường chứng khoán 17/1: Phục hồi nhẹ, ưu tiên giải ngân nếu tỉ lệ tiền mặt cao |
Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh nhẹ, cả hai chỉ số đều giảm điểm. Trong phần lớn thời gian giao dịch, chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ trước khi đóng cửa ở mức 901,89 điểm, giảm 6,81 điểm (0,75%). Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index kết thúc phiên ở mức 101,92 điểm, giảm 0,06 điểm tương đương 0,06% so với phiên trước.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có diễn biến tiêu cực khi có tới 25 mã giảm điểm trong rổ Vn30. Các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là GAS, SAB và VRE. Ngược lại, các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index là BVH, MBB và TCB. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt 116 triệu cổ phiếu, tăng so với mức 107 triệu của phiên trước.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 tăng 28,37 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 482,2 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Top 10 nhóm ngành xuất khẩu lớn nhất năm 2018 gần như không có sự thay đổi so với năm 2017, tuy nhiên, trị giá xuất khẩu của từng nhóm hàng năm qua đã có mức tăng trưởng lớn so với năm trước.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 49 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Nhóm hàng xuất khẩu nhiều thứ hai là hàng dệt may, với trị giá 30,5 tỷ USD năm 2018, tăng 16,7% so với năm 2017.
Đứng vị trí thứ ba trong danh sách xuất khẩu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 29,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2017. Xếp sau đó là các nhóm hàng nông sản, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, nhóm giày dép, nhóm thủy sản, nhóm gỗ và sản phẩm gỗ, nhóm phương tiện vận tải và thứ 10 là nhóm máy ảnh, máy quay phim.
Năm 2019, ngành công thương đặt mục tiêu xuất khẩu 265 tỷ USD, tăng 8 – 10% so với năm 2018; nhập khẩu 268 tỷ USD, nhập siêu ước 3 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%.
Nguồn: KISVN |
Điều chỉnh quanh ngưỡng 900 điểm
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội - SHS
Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ có một nhịp điều chỉnh nhằm test lại lực cầu quanh ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 900 điểm (MA20). Nhà đầu tư nên hạn chế mua vào trong giai đoạn này do xu hướng hiện tại vẫn là rủi ro và khó chịu. Nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể tận dụng những phiên hồi phục để bán giảm tỷ trọng.
Giảm về vùng hỗ trợ 888-896 điểm
Chứng khoán Bảo Việt - BVSC
Áp lực chốt lời ở các cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường chịu áp lực giảm điểm. Thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ 888-896 điểm trong các phiên tới trước khi hồi phục trở lại.
Đà phục hồi suy yếu
Chứng khoán Phú Hưng - PHS
Nhìn chung, phiên giảm điểm 17/1 cho thấy đà phục hồi của thị trường đang suy yếu. Thị trường đang tiệm cận các ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Do đó, nhà đầu tư nên quan sát kĩ thị trường trước khi có quyết định giao dịch. Trong trường hợp, thị trường không giữ được trên các ngưỡng hỗ trợ trên thì nhà đầu tư nên cân nhắc đưa tỷ trọng danh mục về tỷ lệ an toàn.
Xu hướng tiêu cực
Chứng khoán KIS Việt Nam - KISVN
Lực bán trên nhóm vốn hóa lớn đẩy rủi ro gia tăng trở lại. Trong trung hạn, sự tiêu cực vẫn chiếm ưu thế do đó nhà đầu tư cần thận trọng và giảm dần tỷ trọng cổ phiếu nếu những tín hiệu tiêu cực được xác nhận.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.