|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nhà trên 700 triệu đồng có thể bị đánh thuế tài sản 0,3 – 0,4%, ngân sách thu về ít nhất 22.700 tỷ

16:41 | 13/04/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án đánh thuế tài sản đối với nhà ở trên 700 triệu đồng là 0,3 hoặc 0,4% và đề xuất chọn phương án 0,4%. Với các phương án này, dự kiến số thuế thu về cho ngân sách lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty Bộ Tài chính rút đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi
nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty Xác định giá khởi điểm đấu giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty Thuế tài sản: Đánh sao cho trúng?
nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty Không nên chỉ đánh thuế tài sản đại gia nhà đất tại TP HCM

Tại buổi họp báo chuyên đề về Dự án Luật thuế tài sản diễn ra chiều nay (13/4), Bộ Tài chính đã công bố Tờ trình về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tài sản và trình bày một số nội dung trong tờ trình này.

Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất.

Cụ thể, phương án 1, đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh, đất xây dựng nhà chung cư), áp dụng mức thuế suất là 0,3% trên toàn bộ giá trị đất.

nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty
Họp báo chuyên đề về Dự án Luật thuế tài sản của Bộ Tài chính.

Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế, Tờ trình đưa ra 2 phương án.

Phương án a đó là phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống, thuế suất là 0%. Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng, thuế suất là 0,3%.

Phương án b, phần giá tính thuế đối với đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng trở xuống, thuế suất là 0%. Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng, thuế suất là 0,3%.

Bộ Tài chính phân tích, phương án này có ưu điểm đó là kế thừa toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu của chính sách thuế SDĐPNN hiện hành; đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc kê khai, nộp và quản lý thu thuế đối với đất. Phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc thu thuế tài sản...

Ngoài ra, cách tính thuế theo phương án này còn góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ về đất, sử dụng đất lãng phí, chiếm dụng đất công. Bên cạnh đó, tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc quy định mức thuế suất thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm đó là việc đánh thuế trên toàn bộ giá trị đất ở với mức thuế suất cao và đánh thuế đối với nhà ở sẽ có tác động đến người dân, đặc biệt là đối với những người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, nhà ở có giá trị lớn nhưng không có thu nhập để đóng thuế.

nha tren 700 trieu dong co the bi danh thue tai san 03 04 ngan sach thu ve it nhat 22700 ty
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) trình bày một số nội dung trong tờ trình về đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tài sản.

Theo Bộ Tài chính, để giải quyết vấn đề này, tại Điều 10 dự thảo Luật đã quy định cho phép chậm nộp tiền thuế như sau: Trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế thì được chậm nộp tiền thuế và không tính phạt chậm nộp trong thời gian chậm nộp thuế. Người nộp thuế phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, trên cơ sở diện tích đất theo số liệu thống kê năm 2015 và giá 1m2 đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố cho giai đoạn 2015-2020; số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng, số liệu về nhà ở tính đến năm 2014 do Bộ Xây dựng cung cấp; và số liệu thu thuế SDĐPNN qua các năm thì dự kiến số thu thuế tài sản theo phương án 1 khoảng 22.700 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 23.300 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).

Phương án 2, đối với đất ở, áp dụng mức thuế suất là 0,4% trên toàn bộ giá trị đất.

Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế, Tờ trình đưa ra 2 phương án.

Phương án a, phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống, thuế suất là 0%. Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng, thuế suất là 0,4%.

Phương án b, phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống, thuế suất là 0%. Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng, thuế suất là 0,4%.

Theo Bộ Tài chính, phương án 2 này cũng có những ưu điểm và nhược điểm như phương án 1, tuy nhiên, do mức thuế suất thuế tài sản cao hơn nên số thuế tài sản phải nộp theo phương án này sẽ cao hơn phương án 1.

Với phương án 2 này, dự kiến số thu thuế tài sản là khoảng 30.300 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng) hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).

Sau khi trình 2 phương án thu thuế tài sản đối với nhà và đất ở, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án 2 và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng. Lý do Bộ Tài chính chọn phương án này là nhằm để phù hợp với quy định mức thuế suất thuế tài sản của các nước, khai thác tốt nguồn thu từ thuế tài sản, đảm bảo thuế tài sản là nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại thu NSNN, theo Nghị quyết số 07-NQ/TW và Nghị quyết số 25/2016/QH14.

Tuy nhiên, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cũng giải thích rõ hơn về cách tính thuế nhà, đất ở. Ông Thi cho biết, theo quy định của Bộ Xây dựng, suất đầu tư xây dựng nhà ở bình quân khoảng 7.300.000 đồng/m2. Như vậy, giá xây dựng mới một căn nhà 100m2 khoảng 730 triệu đồng.

Chính vì vậy, Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế đối với nhà theo suất đầu tư xây dựng với 2 ngưỡng là trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỉ đồng mới phải nộp thuế. Và việc tính thuế là chỉ tính thuế đối với phần giá trị xây dựng từ 700 triệu đồng trở lên hoặc từ 1 tỷ đồng trở lên.

Ban soạn thảo Bộ Tài chính đã chọn ngưỡng tính thuế đối với phần vượt 700 triệu đồng. "Phải nói rõ đây là giá trị xây dựng chứ không phải giá trị căn nhà và chỉ tính thuế phần giá trị vượt ngưỡng, như mức Bộ Tài chính chọn là từ 700 triệu đồng trở lên", ông Phạm Đình Thi giải thích.

Cơ sở để Bộ Tài chính đưa ra các phương án tính thuế suất nhà và đất ở trên đó là theo kinh nghiệm nước ngoài thì mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước đều áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực.

Chẳng hạn, Philippines đánh thuế 2% ở Manila, 1% ở tỉnh khác đối với nhà ở, nhà kinh doanh, đất ở, đất xây dựng công trình. Indonesia đánh thuế 0,5% đối với nhà, đất có giá trị vượt 8.000.000Rp. Singapore đánh thuế từ 4% đến 16% theo giá trị nhà, đất vượt ngưỡng (trong đó nhà thương mại, nhà công nghiệp và đất là 10%).

Hàn Quốc đánh thuế 0,2% đến 0,5% đối với đất (riêng đất xây dựng khu golf và đất xây dựng khu du lịch hạng sang là 4%); từ 0,1% đến 0,4% đối với nhà ở (riêng villa 0,4%); 0,4% đối với nhà cho sân golf và các dịch vụ xa xỉ; 0,5% đối với tòa nhà dùng để làm nhà máy ở khu dân cư (nhà máy mới xây dựng ở vùng có mật độ dân số lớn thì áp dụng mức 250%); 0,25% đối với các tòa nhà mục đích khác.

Đài Loan đánh thuế từ 0,2% đến 5% tùy từng loại đất, diện tích; từ 1,2% đến 2% đối với nhà chung cư; 3% đến 5% đối với nhà, công trình xây dựng cho mục đích thương mại. Nhật Bản đánh thuế 1,4% đến 2,1% đối với nhà, đất...

Khánh Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.